Đầu tư vào ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 58)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.4.1. Đầu tư vào ngành công nghiệp

Với mục tiêu đưa TP trở thành đầu tàu của cả nước nói chung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng. Với mục tiêu phát triển nhanh khu vực công nghiệp nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nên nguồn vốn FDI đã tập trung đầu tư khá nhiều. Số vốn FDI đầu tư vào khu vực này từ 1988-2004 đạt trên mức 5,2 tỉ USD với số dự án là 1040 dự án.

Bảng 2.17. Dự án ĐTNN còn hiệu lực từ 1988-2004 theo ngành kinh tế Triệu USD Ngành kinh tế Số dự án Vốn đầu tư Vốn pháp

định Vốn TB/dự án

Công nghiệp 1.040 5.211,0 2.476,0 5,01

Xây dựng 48 433,0 137,4 9,02

Thương nghiệp, KS, NH 49 1.650,0 572,0 33,70

Vận tải, kho bãi và bưu điện

81 1.416,6 1.238,2 17,50

KD bất động sản, tư vấn 315 2.413,0 956,7 7,70

Ngành khác 70 663,3 264,3 9,50

Nguồn: Niên giám Thống kê Thành phố 2004

Số vốn bình quân mỗi dự án khu vực công nghiệp thấp nhất so với các ngành khác (bảng 2.17). Điều này cho thấy công nghiệp TP mới đạt sự thay đổi về số lượng và còn chậm thay đổi về chất lượng. Những ngành có tỷ trọng lớn vẫn là những ngành thâm dụng lao động (dệt, may mặt, điện - điện tử, chế biến thực phẩm, cơ khí… ), những ngành này luôn chiếm tỷ trọng trong tổng vốn FDI tại các KCX, KCN. Còn những ngành hàm lượng

chất xám cao (điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cơ khí chế tạo) tuy có tăng nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khiêm tốn trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên đang bắt đầu có sự chuyển dịch từ thâm dụng lao động phổ thông sang các ngành nghề ít sử dụng lao động và có trình độ chuyên môn cao, đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp FDI đã tìm được hướng phát triển mới để nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Hình 2.32. FDI đầu tư vào ngành công nghiệp 1995-2004

Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM (1998-2004)

Số dự án đầu tư vào ngành công nghiệp ngày càng tăng (hình 2.3), đặc biệt là giai đoạn 1996-1997 tăng mạnh (152 dự án).

Nếu xét về tổng vốn đầu tư thì giai đoạn 1995-1996 tăng mạnh nhất (gấp đôi). Từ 1997 đến 1999 tăng chậm. Trong giai đoạn này nguyên nhân có thể là do khủng hoảng tiền tệ khu vực châu Á, nên các nước ngại đầu tư vào lĩnh vực này vì rủi ro cao.

Năm 2000 có 577 dự án với tổng vốn đầu tư 4127 triệu USD, trung bình mỗi dự án là 7,15 triệu USD. Năm 2002 số dự án tăng lên nhiều, song

FDI đầu tư vào ngành công nghiệp 1995-2004

1014939 939 838 253 286 438 464 517 577 5001 5211 4127 4819 3974 3642 3039 2100 1047 0 200 400 600 800 1000 1200 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004

quy mô vẫn còn nhỏ. Sang năm 2003, 2004 số dự án lại tăng dần nhưng vốn đầu tư tăng không đáng kể.

Tính đến hết năm 2004, số dự án được cấp phép vào lĩnh vực công nghiệp là 1014 với tổng vốn đầu tư 5.211 triệu USD (so với năm 2002 số dự án là 867 và tổng vốn đầu tư là 4.127 triệu USD). Điều đó chứng tỏ các nhà ĐTNN thực hiện đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp đều có ý định hoạt động lâu dài ở TP.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)