Một số giải pháp chung

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 79)

CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1.1. Một số giải pháp chung

Thành phố phải chủ động hội nhập và tăng tốc phát triển với mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2006-2010 là: “Đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa; phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, động viên mọi nguồn lực, nắm bắt thời cơ, vượt qua thử thách, chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, xã hội; xây dựng TPHCM ngày càng văn minh, hiện đại, từng bước trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ của khu vực Đông Nam Á; góp phần quan trọng vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa” [4]. Để thực hiện mục tiêu trên, thành phần kinh tế có vốn ĐTNN cần phải phát triển ổn định hơn và đạt kết quả cao hơn so với thời kỳ trước. “Đến năm 2010 thành phần kinh tế có vốn ĐTTTNN đóng góp khoảng 20% GDP, 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của TP” [4].

-Về kinh tế: trong thời gian tới phấn đầu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn giai đoạn 2001-2005. Mục tiêu tăng trưởng không chỉ chú trọng

số lượng mà còn chất lượng của tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với công bằng xã hội, cải thiên môi trường sống, bố trí lại dân cư theo quy hoạch và xây dựng đô thị văn minh.

Thành phố lấy dịch vụ và công nghiệp giá trị gia tăng cao làm nền tảng phát triển của mình. Xây dựng TP thành nơi thu hút các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước đặt trụ sở kinh doanh của mình trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước và các nước trong khu vực; tạo điều kiện để từng bước trở thành trung tâm dịch vụ và công nghiệp của khu vực Đông Nam Á.

Định hướng giai đoạn 2005-2010: dịch vụ tài chính - ngân hàng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của TP, huy động vốn cho đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP trong thời gian tới, đưa TP thành một trung tâm tài chính của phía Nam và cả nước. Hiện nay, tất cả các hoạt động dịch vụ ngân hàng, như dịch vụ huy động ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán. Bên cạnh đó, cơ chế chính sách về quản lý ngoại hối ngày càng thông thoáng hơn, phù hợp với thông lệ quốc tế, kết hợp với sự tăng trưởng nhanh của các ngành du lịch, dịch vụ, thương mại… góp phần thúc đẩy dịch vụ ngân hàng tăng trưởng cao. Đồng thời liên kết với các tỉnh trong vùng để thực hiện nhanh chuyển dịch cơ cấu của TP và thúc đẩy vai trò trung tâm của TP trong phát triển Vùng.

-Về đô thị: xây dựng TP văn minh, hiện đại, là một TP xanh và sạch.

Phát triển TP thành một đô thị mở, nhiều trung tâm và đô thị vệ tinh. Giới hạn quy mô dân số ở mức vừa phải (“khoảng 10 triệu dân vào năm 2020,

không kể khách vãng lai” [4]). Với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội văn minh hiện đại, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh theo tinh thần Nghị quyết 20/TW/BCT về TP.

Chương trình hàng đầu đặt ra là cải cách hành chính, chống quan liêu, chống tham nhũng, chống lãng phí và thực hành tiết kiệm. Chỉ chương trình này đã bao hàm rất nhiều nội dung trấn áp các hiện tượng xấu trong mấy năm qua phát tán khiến nhiều công trình xây dựng dở dang, chất lượng thấp, TP mất một số cán bộ do làm ăn gian dối, thiếu trách nhiệm. Thành phố mong muốn xây dựng nền tảng hành chính từng bước hiện đại, chuyên nghiệp hoá, thật sự dân chủ, trong sạch và vững mạnh, phù hợp với yêu cầu phát triển và quản lý một đô thị lớn trong quá trình hội nhập.

Chương trình nhà ở, công trình xây dựng KCNC, công trình xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm, thực hiện chỉnh trang đô thị cùng với việc di dời và tái định cư các hộ dân sống ven và trên kênh rạch, xây dựng quỹ nhà ở cho người có thu nhập thấp; công trình xây dựng KCNC sẽ tạo môi trường thu hút ĐTTTNN trong lĩnh vực này, kết hợp với nguồn lực trong nước tạo động lực phát huy tiềm năng khoa học - kỹ thuật của TP. Riêng công trình Khu đô thị mới Thủ Thiêm với chức năng là trung tâm thương mại - tài chính - dịch vụ sẽ đảm nhận chức năng là trung tâm mới của TP, kết nối với khu vực trung tâm hiện hữu Quận 1 để tạo ra trung tâm hoàn chỉnh của một đô thị lớn vào năm 2020. Thành phố với vai trò là đòn bẩy vì vậy cần phải tìm cho ra những cán bộ thật sự có năng lực, có quyết tâm, dám nghĩ, dám lám, dám chịu trách nhiệm cùng những biện pháp thiết thực, cụ thể.

-Về khoa học - công nghệ: phát huy vị trí, vai trò của một trung tâm khoa học - công nghệ lớn của cả nước; tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng, thúc đẩy phát triển thị trường công nghệ; khi tiềm lực khoa học TP đủ lớn, sẽ đi vào nghiên cứu chọn lọc một số lĩnh vực khoa học cơ bản. Một trong những hướng đi tiên phong của TPHCM là tập trung đầu tư phát triển công nghiệp phần mềm, xây dựng KCNC và phát triển các ngành kinh tế ứng dụng công nghệ cao. Nói cách khác, công nghệ cao sẽ là

chìa khoá giúp TP đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Cụ thể giai đoạn 2006-2010, TP sẽ tập trung vốn Nhà nước cho các dự án công nghiệp trọng điểm có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, thực hiện chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu công nghiệp. Đồng thời, xây dựng đề án thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm, với sự tham gia phần vốn của ngân sách, có chính sách thu hút các DN và các tổ chức tài chính tham gia, xem xét sự tài trợ và liên kết với các quỹ đầu tư mạo hiểm quốc tế.

-Về giáo dục, đào tạo, y tế: Thành phố sẽ là trung tâm lớn về giáo dục - đào tạo và y tế của cả nước, trực tiếp phục vụ cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nâng cao chất lượng giáo dục của TP lên bằng với các nước trong khu vực. Thành phố là nơi tập trung thu hút đầu tư các cơ sở đào tạo có uy tín của nước ngoài ở Việt Nam.

-Về xã hội: Thành phố sẽ thực hiện sớm hơn so với cả nước các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc, tập trung giải quyết các vấn đề xoá đói giảm nghèo, phổ cập giáo dục bậc trung học, bình đẳng giới và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

-Về văn hoá: phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá. Văn hoá vừa là nền tảng, vừa là động lực cho sự phát triển. Sự giàu có về vật chất phải đi liền với sự phát triển tương xứng về đời sống văn hoá, để đảm bảo cho một xã hội phát triển văn minh, hiện đại và bền vững. Xây dựng TP thành một trung tâm văn hoá lớn của cả nước, phát triển các lĩnh vực văn hoá đỉnh cao. Phải đẩy mạnh giáo dục hơn nữa, tạo ra bước chuyển căn bản về nâng cao chất lượng toàn diện và đa dạng hoá các loại hình đào tạo nguồn nhân lực, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về khoa học và công nghệ. Phát triển văn hoá TP theo hướng văn minh giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, kết hợp hài hoà giữa văn hoá truyền thống và văn hoá hiện đại mang nét đặc trưng của dân TP. Phát triển mạnh các ngành văn hoá giải trí.

-Về an ninh - chính trị và trật tự an toàn xã hội: phải luôn luôn giữ vững ổn định an ninh - quốc phòng trong mọi tình huống và phải được xem như là tiền đề quyết định của sự phát triển. Hết sức coi trọng thế trận lòng dân làm nền tảng phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, trong đó xây dựng quân đội và công an làm nòng cốt, thực sự trong sạch, trung thành, đủ sức ngăn chặn và kịp thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn diễn biến hoà bình, bạo loạn, lật đổ các thế lực thù địch. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cao việc phòng, chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, làm trong sạch môi trường xã hội TP. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước trong tình hình mới.

Tiếp tục thu hút ĐTTTNN vào những địa bàn có nhiều lợi thế, khuyến khích và dành ưu đãi cho các nhà ĐTNN vào những địa bàn có điều

kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng của các địa bàn này bằng các nguồn vốn khác để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTTTNN.

Khuyến khích các nhà ĐTTTNN từ tất cả các nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào TP, đặc biệt là những nhà ĐTNN có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển. Tiếp tục thu hút các nhà ĐTTTNN ở khu vực, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư về nước.

Việc thu hút ĐTTTNN phải hết sức thận trọng, cần có những bước đi thích hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của TP, giúp các DN trong nước tranh thủ về vốn, công nghệ, kĩ năng quản lý của các công ty, tập đoàn đa quốc gia, đồng thời thúc đẩy cạnh tranh trong các hoạt động kinh doanh cũng như gián tiếp cải thiện môi trường đầu tư.

3.1.2. Giải pháp một số lĩnh vực cụ thể

Tập trung phát triển các ngành dịch vụ hiện đại, dịch vụ hỗ trợ sản xuất. Nguyên tắc là tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm TP có lợi thế cạnh tranh so với các địa phương khác. Khuyến khích chuyển các ngành mà TP không có lợi thế cạnh tranh sang các địa phương khác có lợi thế hơn. 3.1.2.1. Dịch vụ

-Tài chính, tiền tệ, ngân hàng, bảo hiểm: Tập trung phát triển

sản phẩm tài chính, định chế tài chính và thị trường tài chính. Hiện đại hoá hệ thống thanh toán, khuyến khích người dân sử dụng hệ thống tài khoản và các loại thẻ điện tử trong giao dịch, giảm thiểu giao dịch bằng tiền mặt, phát triển thị trường chứng khoán, các loại quỹ đầu tư, các tổ chức bảo

hiểm. Khuyến khích mở rộng thị trường ra cả nước và bắt đầu tham gia vào thị trường vốn quốc tế như niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài, phát hành trái phiếu ra thị trường thế giới, mở chi nhánh ngân hàng ra các nước lân cận.

-Thương mại: tiếp tục là đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá lớn

nhất nước, là nơi đặt trụ sở giao dịch của các công ty lớn trong nước và quốc tế. Thiết lập kênh phân phối bán buôn và bán lẻ hàng hoá hiện đại nhất nước. Ưu tiên đầu tư phát triển thương mại điện tử trên địa bàn. Xây dựng trung tâm hội chợ, triễn lãm tầm cỡ quốc tế. Phát triển TP thành một trung tâm mua sắm của khu vực.

-Vận tải và kho bãi: xây dựng hệ thống kho, bãi hiện đại, đáp

ứng nhu cầu là trung tâm về đường bộ, đường thuỷ, đường sông. Làm đầu mối chính trung chuyển hàng hoá cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Di dời hệ thống cảng biển ra khỏi nội thành, kêu gọi đầu tư xây dựng cảng biển Hiệp Phước thay thế cụm cảng Sài Gòn hiện hữu, gắn với các loại dịch vụ hậu cần hàng hải và xây dựng đô thị cảng ở phía Nam TP. Khai thác tối đa sân bay Tân Sơn Nhất để kết nối hạ tầng với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.

-Dịch vụ viễn thông: gắn với sự phát triển của công nghệ thông

tin và phần mềm. Phát triển dịch vụ xử lí, quản lý dữ liệu từ xa cho các khách hàng trong nước và quốc tế, hội nhập giữa dịch vụ viễn thông - tin học - truyền thông, phát triển dịch vụ đa chức năng.

-Bất động sản: phát triển mạnh dịch vụ cho thuê nhà ở, cao ốc,

khối lượng cung về nhà ở và các giải pháp về tài chánh để kích thích khối cầu, gắn kết với chương trình nhà ở của TP và khu đô thị mới Thủ Thiêm.

-Du lịch: đặc biệt là du lịch quốc tế. Thành phố là trung tâm tiếp

nhận khách du lịch quốc tế và tổ chức các chương trình du lịch đến các địa phương. Liên kết với các tỉnh xây dựng và phát triển các khu du lịch đạt tiêu chuẩn quốc tế, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hệ thống khách sạn đạt chuẩn quốc tế, xây dựng sản phẩm du lịch có lợi thế cạnh tranh, tăng cường quảng bá vào các thị trường trọng điểm, xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu du lịch của TP.

-Giáo dục - đào tạo: tiếp tục là trung tâm giáo dục - đào tạo hàng

đầu của phía Nam. Quyết tâm đào tạo ở 2 lĩnh vực là kỹ thuật và quản lý. Tập trung đào tạo nghề, các ngành khoa học - kỹ thuật theo nhu cầu đòi hỏi của thị trường để đáp ứng cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục xã hội hoá giáo dục đào tạo hơn nữa. Khuyến khích các trường, cơ sở giáo dục quốc tế thành lập chi nhánh tại TP.

3.1.2.2. Công nghiệp

Phải chuyển mạnh theo hướng tăng nhanh các ngành công nghiệp công nghệ kỹ thuật cao, có hàm lượng tri thức như cơ khí chế tạo máy, công nghệ điện tử tin học, phần mềm, hoá chất, vật liệu mới. Phát triển mạnh các ngành công nghiệp đang là thế mạnh, có khả năng cạnh tranh, có thị trường trong nước và xuất khẩu.

Quy hoạch lại, sắp xếp, điều chỉnh các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn theo hướng chuyên môn hoá kết hợp với phân bổ hợp lý, tập trung xây dựng một số KCN chuyên ngành như KCN cơ khí chế tạo, KCN

hoá chất để tạo điều kiện thuận lợi ứng dụng công nghệ cao. Hoàn thiện kết nối hạ tầng trong và ngoài KCN nhằm đảm bảo về giao thông, điện, nước, viễn thông phục vụ tốt cho DN. Di dời bớt các ngành công nghiệp gây ô nhiễm, sử dụng nhiều lao động giản đơn ra khỏi nội thành.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)