Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 92)

CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.2. Các giải pháp vi mô

Tăng cường đầu tư, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông, cảng biển, sân bay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thành phố sẽ phát triển theo hướng đa trung tâm, kết nối với các tỉnh trong khu vực bằng những hành lang đô thị, gắn với các KCN, phải cùng với các địa phương trong khu vực thống nhất xây dựng thiết kế quản lý đô thị để kiểm soát chặt chẽ kiến trúc đô thị, bảo đảm hình thành cho được đô thị văn minh và hiện đại, đảm bảo là đầu kéo phát triển kinh tế vùng và cả nước. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng có sự kết nối liên vùng tức là cần xây dựng các tuyến đường cao tốc TPHCM - Cần Thơ, TPHCM - Long Thành - Vũng Tàu, TPHCM - Long Thành - Dầu Dây - Đà Lạt… đẩy nhanh tốc độ xây dựng mạng lưới đường giao thông, hệ thống cầu qua sông,

xe điện chạy trên cao và chạy ngầm qua lòng đất. Nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt từ TPHCM đi Vũng Tàu, Tây Nam bộ, Tây Nguyên, Phnôm Pênh. Việc mở các tuyến đường sắt sẽ góp phần chuyên chở hàng hoá, lưu thông phân phối hàng hoá trong khu vực tốt hơn và giá rẻ hơn, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới.

Cần quy hoạch điều chỉnh trong toàn vùng 2 khu vực Tây Bắc và Đông Nam TP về hệ thống hạ tầng kết nối đồng bộ trong và ngoài KCN, KCX, giữa các KCN, KCX và giữa TPHCM với các địa phương trong vùng, có sự kết nối giữa các ngành kinh tế, kỹ thuật, xã hội và bố trí dân cư liên quan đến sự phát triển các huyện Bình Chánh, Hóc môn, Củ Chi, Nhà Bè trong quan hệ phát triển với vùng lân cận 2 tỉnh Long An, Tậy Ninh (ví dụ cụm công nghiệp Phú Mỹ sẽ tạo ra sự phố hợp với công nghiệp các khu vực lân cận của tỉnh Long An, Đồng Nai, Bình Dương tạo nên những vùng (hoặc tiểu vùng) công nghiệp, làm nền tảng hình thành các đô thị mang tính liên tỉnh.

Về điều chỉnh cơ cấu không gian các khu, cụm công nghiệp: trên cơ sở hình thành mạng lưới giao thông vùng TPHCM đến 2010 và tầm nhìn đến 2020, quy hoạch phát triển các KCN, cụm công nghiệp trên địa bàn TP sẽ hướng tới tập trung ở 2 khu vực chủ đạo tạo thành các cánh cung công nghiệp: phía Tây - Tây Bắc TP (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh), phía Đông Nam (Nhà Bè, Bình Chánh), phía Đông Bắc (Quận 9, Thủ Đức) hiện đã có một vài khu công nghiệp, sẽ hạn chế phát triển về quy mô và ngành nghề để không làm ảnh hưởng đến không gian phát triển toàn đô thị (tình hình quy hoạch, điều chỉnh các KCN đến 2010, 2020 xem phụ lục 13, 14, 15).

Cần nâng cao chất lượng quy hoạch, khắc phục tình trạng phân lô bán nền, thực hiện di dời để cải thiện môi trường sống của TP, nhà ở cho người có thu nhập thấp… Đồng thời UBND Thành phố và các sở ngành rất quan tâm đến việc xây dựng thí điểm chính quyền đô thị, tạo điều kiện về nguồn lực cho phát triển đô thị. Với một đô thị lớn như TPHCM cần phải có những chính sách riêng, mang tính đặc thù để có thể phát triển nhanh và bền vững. Cần khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong mấy năm qua, đặc biệt là tiến độ xây dựng và chất lượng các công trình trọng điểm cơ sở hạ tầng. Thành phố phải nâng cao chất lượng vận tải công cộng, xử lý rác, chống ngập… đặc biệt cần tìm nguồn vốn đầu tư hệ thống Metro.

Tháng 4/2004 Sở kế hoạch và đầu tư TP, là địa phương đầu tiên trong cả nước đưa ra chương trình “Cấp phép đầu tư qua mạng” cho các nhà ĐTNN, hỗ trợ cho các nhà ĐTNN soạn thảo đơn đăng kí , sau đó các nhà ĐTNN sẽ gởi đơn đăng kí cho Sở kế hoạch và đầu tư qua mạng Internet. Điều này giúp các nhà đầu tư giảm được chi phí, thời gian và nắm bắt nhanh chóng các dự án đầu tư để từ đó để từ đó lựa chọn dự án đầu tư phù hợp. Nhưng đồng thời TP phải cải tiến khâu thẩm định dự án, khẩn trương xem xét và để nghị Chính phủ cho phép một số lĩnh vực không cần thẩm định, chuyển sang đăng kí và cấp phép cho đầu tư. Rút ngắn hơn nữa tời gian cấp phép đầu tư theo quy định.

Lập và công bố công khai thông tin về quy hoạch, ưu đãi, quy định thủ tục và thời gian giải quyết các dự án đầu tư bằng nhiều hình thức: mạng điện tử, báo chí, chuyên san, triễn lãm…

Riêng đối với khâu thẩm định vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định một số dự án kéo dài do các văn bản pháp quy và quy hoạch phát triển ngành chưa rõ ràng. Mặt khác, thiếu ý kiến thống nhất giữa các Bộ, ngành và các địa phương. Do đó TP cần mở rộng diện đăng kí cấp phép đầu tư, rút ngắn thời hạn thẩm định.

Khi tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng cần tiến hành xem xét, thẩm định giá và thời hạn đền bù. Cần tiến hành kiên quyến, dứt điểm để sớm có mặt bằng giao cho nhà đầu tư. Một trong những yếu kém của TP là đền bù giải toả chậm, làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư của các nhà đầu tư nên họ chuyển sang đầu tư ở các nước khác.

Thực hiện mô hình liên kết kinh doanh giữa các nhà đầu tư mới và cũ, thường xuyên tổ chức hội thảo, trao đổi kinh nghiệm giữa các nhà ĐTNN đang hoạt động tại TP cũng như các địa phương khác, qua sự thành công của các nhà đầu tư cũ mà thu hút và tạo hấp dẫn cũng như lòng tin đối với các nhà đầu tư mới.

Xử lý kiên quyết các hiện tượng tiêu cực, nhũng nhiễu trong các ngành như hải quan, thuế, quản lý thị trường, nhà đất nhằm giảm tối đa các chi phí “ngầm” có tính chất tiêu cực và giảm phiền hà, kiên quyết chống gian lận thương mại để lành mạnh hoá môi trường đầu tư. Tạo đường giây nóng giữa DN và lãnh đạo TP, tổ chức bộ phận thường trực để giải quyết hoặc đầu mối liên hệ giải quyết ngay những vướng mắc của DN. Tiếp tục duy trì đối thoại trực tiếp qua mạng điện tử giữa lãnh đạo TP và DN.

Một điểm yếu của TP là khi so sánh lợi thế thu hút FDI với các địa phương khác là đất đai và lao động. Với mức chi tiêu cao nhất nước, nguồn

lao động trong các KCN, KCX phần lớn là từ các tỉnh lân cận. Nhưng đến nay trước sự thu hút ĐTNN của các tỉnh lân cận hiện nay như Bình Dương, Đồng Nai… đang đặt ra cho TP nhiều vấn đề cần giải quyết. Thành phố cần xây dựng điều kiện sống ổn định cho công nhân, xây nhà ở, trường học… đồng thời khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao, ít sử dụng lao động. Đồng thời TP có phương án đào tạo lao động theo đơn đặt hàng của các DN.

Điều chỉnh quy hoạch ngành giáo dục - đào tạo phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của TP, lập các danh mục thu hút FDI (như trường ngoại ngữ Anh, Pháp, Nhật, Trung…, các trường đào tạo nghề, trường đào tạo sau Đại học). Đối với các trường Đại học hiện nay cần cải tiến nội dung chương trình đào tạo theo hướng coi trọng thực hành, gắn chặt quá trình đào tạo ngành nghề với các doanh nghiệp FDI, khuyến khích các DN tham gia vào quá trình đào tạo và đào tạo lại lực lượng lao động phù hợp với đặc thù DN. Mặt khác, TP cần đẩy mạnh việc xã hội hoá trong đào tạo cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật, khuyến khích các tổ chức tập thể, cá nhân tham gia vào quá trình đào tạo lao động.

Tiếp tục phát hành trái phiếu đô thị và trái phiếu công trình để đáp ứng các nhu cầu đầu tư cấp thiết. Trong thẩm quyền cho phép, Thành phố tổ chức bán đấu giá để giao quyền sử dụng đất đối với những khu đất có giá trị cao, đã được thu hồi, giải phóng mặt bằng và có quy hoạch sử dụng chi tiết. Chủ trương mở rộng bán đấu giá quyền sử dụng đất tạo ra một nguồn thu lớn cho ngân sách, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Thu hút mạnh hơn nữa đầu tư của Việt Kiều là một trong những lợi thế lớn nhất mà TP có được so với các địa phương khác. Tuy nhiên, tiềm năng này chưa khai thác đúng mức. Thành phố đã có Hiệp hội doanh nhân Việt kiều nên TP cần đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội trong việc quảng bá các cơ hội đầu tư với các nhà đầu tư tiềm năng là Việt Nam ở nước ngoài. Xúc tiến quảng bá đầu tư qua mạng hoặc thông qua Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài để các nhà đầu tư Việt kiều liên hệ trực tiếp.

Thành phố cần chuyển nhanh từ cơ chế bao cấp cho các DN công ích đối với các loại dịch vụ đô thị sang cơ chế đấu thầu, đấu giá sản phẩm công ích do các thành phần kinh tế cung cấp dựa theo chất lượng và giá cả cạnh tranh, thực hiện xã hội hoá mạnh mẽ để thu hút các nguồn lực đầu tư.

KẾT LUẬN

Như vậy, vấn đề thu hút ĐTNN, đặc biệt là nguồn vốn FDI đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, là yếu tố rất quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Vốn FDI không chỉ góp phần vào sự phát triển kinh tế mà còn vào quá trình hội nhập, bản thân nguồn vốn FDI là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển ngành, lĩnh vực cụ thể của TP thông qua sự đòi hỏi nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác. Nguồn vốn FDI góp phần bổ sung vào nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển, góp phần khai thác và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nước, tạo ra thế và lực cho nền kinh tế.

Trong mấy năm qua, Thành phố vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút ĐTNN (tính từ 1988-2004 cả nước có 5846 dự án ĐTNN với tổng số vốn là 51830 triệu USD thì TP có 1925 dự án với tổng số vốn đăng kí là 16433 triệu USD chiếm 32,9% về số dự án và 31,7% về tổng vốn đăng kí so với cả nước) (bảng 1.1). Như vậy số dự án ĐTNN vào TP luôn chiếm khoảng 1/3 so với cả nước.

Quá trình thu hút ĐTNN tại TPHCM trải qua nhiều giai đoạn với những bước thăng trầm khác nhau, đặc biệt giai đoạn 1997-2000 giảm sút nghiêm trọng. Giờ đây đang có dấu hiệu phục hồi.

Nghiên cứu FDI tại TPHCM, bao gồm nghiên cứu tổng thể các yếu tố: tổng số vốn đầu tư, số lượng các dự án được cấp phép, các đối tác đầu tư… đóng góp FDI vào phát triển kinh tế - xã hội của TP. Trên cơ sở đó tìm

FDI, từ đó góp phần thúc đẩy lĩnh vực này nhanh chóng ổn định và phát triển.

Việc thu hút ĐTNN vẫn là vấn đề tiếp tục cần nghiên cứu. Làm thế nào để tạo ra môi trường đầu tư làm hài lòng các nhà đầu tư song không đánh mất tính tự chủ về kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Vì vậy đây là một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng và cần được giải quyết.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)