Đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp cận thị trường thế giớ

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 48)

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.2.4. Đẩy mạnh xuất khẩu, tiếp cận thị trường thế giớ

Đối với các nước đang phát triển, FDI đóng vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu, điều đó được thể hiện rõ qua các công ty xuyên quốc gia. FDI tạo động lực khuyến khích xuất khẩu, giảm nhập khẩu, tăng cường trao đổi hàng hoá trung gian. Các công ty có nguồn vốn FDI sẽ xuất khẩu sang các nước tiếp nhận đầu tư. Thông thường để lựa chọn nơi đầu tư, các công ty có nguồn vốn FDI thường lựa chọn các lợi thế sau: phương hướng nghiên cứu và phát triển, tính kinh tế ở quy mô công ty, chi phí vận chuyển, khoảng cách địa lý… Nếu quốc gia nào giống nhau về công nghệ, tài nguyên thiên nhiên thì lúc đó giá trị kinh tế quy mô doanh nghiệp, thuế, chi phí vận chuyển, ổn định chính trị… sẽ là yếu tố thu hút mạnh nguồn vốn FDI.

Bảng 2.12. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá Phân theo khu vực kinh tế

Xuất khẩu

Tổng số Chia ra

Kinh tế trong nước Kinh tế có vốn ĐTNN

1995 2.597.689 2.367.665 230.024 1996 3.828.233 3.473.175 355.058 1997 3.829.848 3.295.808 534.040 1998 3.722.309 3.037.241 685.068 1999 4.646.927 3.817.575 829.352 2000 6.401.941 5.282.317 1.119.624 2001 6.016.300 4.894.300 1.122.000 2002 6.415.037 5.128.372 1.286.665 2003 7.370.400 5.721.591 1.648.809 2004 9.816.030 7.789.798 2.026.232

Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá (%) KT trong nước KT vốn

1996 100 90,73 9,27 10,221997 100 86,06 13,94 16,20 1997 100 86,06 13,94 16,20 1998 100 81,60 18,40 25,56 1999 100 82,16 17,84 27,72 2000 100 82,51 17,49 21,19 2001 100 81,36 18,64 22,92 2002 100 79,95 20,05 25,09 2003 100 77,63 22,37 28,80 2004 100 79,36 20,64 26,00

Nguồn: Niên giám Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM (1999-2004) Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu của khu vực có nguồn vốn FDI tăng lên nhiều. So với khu vực kinh tế trong nước tỷ lệ xuất khẩu của khu vực FDI là tương đối cao. Cụ thể năm 1995 chiếm 9,71%, năm 1999 là 27,72%, đến năm 2000 giảm xuống còn 21,19% và sau đó bắt đầu khởi sắc trở lại năm 2002 là 22,92%, năm 2003 là 28,8%, năm 2004 là 26% (bảng 2.12).

Bảng 2.13. Đóng góp FDI vào tăng trưởng xuất khẩu TP(%)

Năm Tốc độ tăng TP Tốc độ tăng FDI Tỉ lệ đóng góp XK FDI vào tăng trường XK TP

1996 47,4 54,4 10,2 1997 0,04 50,4 11,1 1998 -2,8 28,3 -140,4 1999 24,8 21,1 15,6 2000 37,8 35,0 16,5 2001 -0,6 0,2 -0,6 2002 6,6 14,7 41,3 2003 14,9 28,1 37,9 2004 33,2 22,9 15,4

Nguồn: Niên giám Thống kê TPHCM 2004

Tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu của khu vực FDI so với tốc độ tăng trưởng toàn TP nhìn chung có mức tăng trưởng cao hơn. Tỉ lệ đóng góp

cao nhất vào năm 2002 và 2003. Năm 2004 mức tăng trưởng và mức đóng góp của xuất khẩu có vốn FDI đang có xu hướng giảm (bảng 2.13).

2.2.5. Thu hút lao động, tạo việc làm

FDI không những góp phần giải quyết việc làm cho người lao động mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động. Số lao động trong FDI ngày càng tăng, để giải thích cho nguyên nhân này có thể có nhiều lý do nhưng lý do cơ bản là tiền lương được trả cao và trình độ kỹ thuật ngày càng được chuyên môn hoá hơn.

Khi các nguồn vốn FDI đầu tư vào quốc gia nào thường mang theo công nghệ cao cấp, thiết bị máy móc hiện đại để làm tăng năng suất lao động, đồng thời đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ cao để vận hành chúng, điều đó dẫn đến người lao động phải trang bị chuyên môn của mình.

Bảng 2.14. Lao động công nghiệp có vốn ĐTNN trên địa bàn TP Lao động 1995 1998 2000 2002 2004 TỔNG SỐ 39.486 100.299 150.955 206.720 274.545 Công nghiệp chế biến 39.271 99.769 150.388 206.858 273.974 Sx, phân phối điện nước 215 530 567 508 541

Nguồn: Niên giám Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM (1998-2004) Qua bảng 2.14, khu vực kinh tế FDI đã thu hút số lượng lao động trực tiếp ngày càng tăng, năm 1998 gấp 2,54 lần so với năm 1995; năm 2000/năm 1998 là 1,5 lần; năm 2004/năm 2003 là 1,07 lần. Ngoài việc thu nhận lao động trực tiếp, khu vực FDI còn thu nhận lao động gián tiếp đã

Việc tiếp nhận lao động khu vực có vốn FDI góp phần cho TP tham gia hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế. Việc tiếp nhận lao động của doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp FDI đã đào tạo cho người lao động có trình độ chuyên môn trong công việc nên lao động trong khu vực này thường có tay nghề cao hơn các khu vực khác.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)