THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.4.6. Đầu tư vào các lĩnh vực khác: giáo dục đào tạo, thể dục thể thao
Trong quá trình thu hút bắt đầu vốn ĐTNN vào TP thì các ngành giáo dục đào tạo, thể dục thể thao là các lĩnh vực ít thu hút các nhà ĐTNN.
Hình 2.8. FDI đầu tư vào các ngành khác 1995-2004
Nguồn: Niên giám Thống kê, Cục Thống kê TP.HCM (1998-2004) Giai đoạn 2000-2004, số dự án tăng đều hàng năm. Giai đoạn 2003- 2004 số dự án bắt đầu tăng mạnh nhưng tổng vốn đầu tư tăng không đáng kể và vốn đầu tư vào lĩnh vực này có quy mô nhỏ. Thành phố đã thấy được thực trạng này nên đã cố gắng chủ trương kêu gọi và chủ động mời các nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế.
FDI đầu tư vào các ngành khác 1995-2004
5 7 12 18 22 25 38 51 70 663 357 395 343 292 285 163 140 107 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 100 200 300 400 500 600 700 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2002 2003 2004
Tính đến cuối năm 2004 số dự án đầu tư vào lĩnh vực này là 70 với tổng vốn đầu tư là 663,3 triệu USD, chiếm khoảng 0,4% toàn bộ dòng vốn FDI.
Như vậy trong suốt thời kỳ TP bắt đầu thu hút ĐTNN thì các ngành văn hoá giáo dục, thể thao, thuỷ sản ít được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này thường nhỏ.
Qua quá trình phân tích nguồn vốn ĐTNN vào các ngành và lĩnh vực trên có thể rút ra kết luận: luồng dịch chuyển của ĐTNN tại TP mang tính tự phát. Trước 1995 và từ 1995 đến cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực châu Á 1997, dòng vốn ĐTNN vẫn tập trung vào các ngành du lịch, bất động sản nhằm nhanh thu hồi vốn và giảm thiểu những rủi ro do thị trường và sự thay đổi của hệ thống Luật pháp.
Theo thứ tự về thu hút mạnh nguồn vốn ĐTNN tính đến 2004 là công nghiệp, kinh doanh bất động sản- tư vấn, thương mại và dịch vụ. Cụ thể ngành công nghiệp chiếm 50,5% toàn bộ nguồn vốn FDI; bất động sản, tư vấn 23,5%; thương mại, dịch vụ 16%; các lĩnh vực còn lại không đáng kể.