Kiến nghị và các giải pháp

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 85)

CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN FDI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.2.Kiến nghị và các giải pháp

3.2.1.Các giải pháp vĩ mô

Công tác đào tạo nghề chưa đáp ứng với thị trường lao động, cộng với chưa có chính sách thu hút, trọng dụng người tài, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng nên vẫn tồn tại nghịch lý thiếu - thừa lao động. Thành phố có khoảng 50 trường đại học, cao đẳng và hàng trăm trường, trung tâm dạy nghề ngắn và dài hạn. Mỗi năm, hệ thống các trường này đào tạo ra hơn 100.000 lao động (báo Đầu tư 26/12/2005), nhưng nhiều người trong số đó lại không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các DN. Theo số liệu Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM, hàng năm, số sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp khoảng 8.000 đến 10.000 người. Số tốt nghiệp ra trường đáp ứng yêu cầu chỉ chiếm khoảng 25%, có tới 57% phải đào tạo bổ sung. Để tháo gỡ những khó khăn này, các nhà đầu tư ở các KCX đã cố gắng chăm lo đời sống, cải thiện chỗ ở, tăng phụ cấp… Tuy nhiên, về lâu dài, TP cần có giải pháp đào tạo nghề hợp lý, thích ứng với công nghệ mới, cập nhật các kiến thức, kỹ năng cần thiết; đồng thời, có chính sách cho DN nước ngoài đầu tư vào các trung tâm dạy nghề; ưu đãi, khuyến khích DN tổ chức đào tạo lao động tại xí nghiệp; khuyến khích các DN sử dụng nguồn lao động hợp lý, tăng hàm lượng chất xám, hướng đến phát triển bền vững… Đồng thời phải hạn chế tình trạng các chủ DN vi phạm Bộ Luật lao

động (tuỳ tiện cắt tiền lương, tiền thưởng, bắt tăng ca đêm liên tục… ) nhằm bảo vệ chính đáng cho lợi ích người lao động.

Thực hiên có hiệu quả cơ chế một cửa và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc, giúp các DN triển khai thuận lợi, khuyến khích DN đầu tư theo chiều sâu, coi đó là cách tốt nhất thuyết phục môi trường ĐTNN ở Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, tính đến 31/12/2005, có 6030 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng kí khoảng 51,018 tỷ USD, đã thực hiện trên 27,986 tỷ USD [Báo Đầu tư 8/3/2006], đây là dấu hiệu tốt cho TP. Tỷ lệ các dự án giải thể trước thời hạn vẫn còn cao (năm 2005 có khoảng 80 dự án với tổng vốn đăng kí 1,298 tỷ USD bị giải thể) [Báo Đầu tư 8/3/2006], thu hồi giấy phép do không triển khai vì thiếu năng lực tài chính hoặc hoạt động kém hiệu quả. Công tác phối hợp xúc tiến giữa Trung ương và địa phương còn chưa chặt chẽ, xảy ra tình trạng tổ chức các đoàn vận động đầu tư trùng lặp tại một số nước và vùng lãnh thổ. Ngoài ra, tình trạng đình công tại các xí nghiệp đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy, để thúc đẩy và nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ĐTNN, cần triển khai thực hiện tốt Luật Đầu tư và Luật DN nhằm giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các DN có vốn ĐTNN hiện hữu.

Công viên phần mềm Quang Trung (CVPMQT) được thành lập và đi vào hoạt động năm 2003, là nơi tập trung các hoạt động nghiên cứu - chuyển giao công nghệ CNTT của TP.HCM. Mục tiêu đến 2010 CVPMQT sẽ trở thành khu sản xuất phần mềm có quy mô 6.000 người trực tiếp làm việc, với doanh thu thu gần 100 triệu USD/năm (hiện tại có 70 DN và 30

nhà đầu tư hoạt động, thu hút trên 1650 tỷ đồng vốn đầu tư và vốn kinh doanh với 4300 người học tập và làm việc thường xuyên [18]). Liệu CVPMQT có thu hút được ĐTNN như mục tiêu đề ra? Khi mà CVPMQT vẫn còn phải đối diện với nhiều thách thức. Thứ nhất là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên phạm vi quốc tế. Thứ hai là sự thiếu hụt nhân lực có trình độ, đáp ứng nhu cầu tăng trường của các nhà đầu tư. Đây là nhân tố quan trọng tác động và ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách hàng đến CVPMQT. Ngoài ra tình trạng giao thông khó khăn từ trung tâm TP đến CVPMQT vẫn là vấn đề quan ngại với nhiều DN. Những điều này đòi hỏi CVPMQT phải không ngừng hoàn thiện và xây dựng những chuẩn mực về cơ sở hạ tầng, chính sách thu hút đầu tư, hệ thống cung ứng dịch vụ, các hoạt động hỗ trợ đầu tư và kinh doanh để đạt được mục tiêu đề ra.

Đối với lĩnh vực công nghệ cao, muốn thu hút nhiều vốn ĐTNN, cần đẩy mạnh áp dụng cơ chế đăng ký đầu tư. Cần gấp rút hoàn thiện và công bố các chính sách đối với ĐTNN ổn định, thông thoáng và minh bạch (quy định về quyền sở hữu trí tuệ, ban hành tiêu chí công nghệ cao là gì, thực hiện phâncấp, cải cách hành chính, đào tạo kỹ năng xúc tiến… để nhà đầu tư thấy được khả năng tìm kiếm lợi nhuận qua việc đầu tư vào các dự án này). Chính sách ổn định, lâu dài và thông thoáng là điều kiện hàng đầu để nhà đầu tư xem xét đầu tư vào Việt Nam. Một khó khăn đặt ra cho các nhà ĐTNN là quá trình tuyển dụng lao động lành nghề có trình độ cao. Thị trường lao động Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý: thất nghiệp nhiều nhưng DN vẫn thiếu lao động. Lao động Việt Nam khéo léo, thông minh, sáng tạo, tiếp thu nhanh công nghệ và kỹ thuật hiện đại nhưng thiếu tính

chuyên nghiệp. Việc đào tạo ồ ạt và “lệch pha” trong nhiều năm đã dẫn đến sự mất cân đối nguồn nhân lực. Tìm lao động phổ thông thì dễ, nhưng những vị trí quản lý cao cấp lại rất hiếm, gây ra tình trạng lãng phí chất xám. Chương trình đào tạo của các trường hiện nay chỉ chú trọng lý thuyết, chưa quan tâm đến kỹ năng thực hành nên sinh viên ra trường thường phải đào tạo lại. Vì vậy hệ thống giáo dục nước ta cần quan tâm, đổi mới về hiện trạng giáo dục hiện nay để phù hợp với sự chuyển mình trong quá trình hội nhập và phát triển.

Trong quá trình xúc tiến đầu tư, khi tiếp xúc với các danh mục dự án (trang web google.com), có những dự án quy mô rất lớn nhưng cũng có những dự án quy mô quá nhỏ không phù hợp với danh mục, nên việc xây dựng danh mục đầu tư cần phải bắt đầu từ những định hướng rõ ràng ngay từ chiến lược, chính sách thu hút ĐTNN, để từ đó đưa ra các dự án cụ thể. Phải xác định các kế hoạch hành động một cách rõ ràng ngay từ đầu theo những chiến lược cụ thể, mỗi thị trường hướng tới cần có chiến lược riêng, có nhóm tuyên truyền và xúc tiến phù hợp. Những thông tin về đầu tư cần phải nhanh chóng, kịp thời, chi tiết hoá và cụ thể hơn nữa, đồng thời khẩn trương gửi các thông tin này tới các nhà đầu tư, thông báo thường xuyên trên các phương tiện thông tin, liên tục cập nhật để tránh gây hiểu lầm cho các nhà đầu tư. Thành phố ký kết với các nhà tư vấn thiết kế có năng lực để tiến hành rà soát quy hoạch TP liên quan đến các địa phương khác, xây dựng các dự án đầu tư cụ thể, đặc biệt là các danh mục dự án công nghiệp, dự án có hàm lượng chất xám cao, từ đó có cơ chế và chính sách kêu gọi

vốn đầu tư đối với từng dự án nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia phát triển.

Cần thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư ở một số nước như Hoa Kỳ, Nhật, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapo… nhằm giới thiệu tiềm năng của TP, đồng thời nghiên cứu về thị trường kinh tế, thị trường đầu tư của các công ty, tập đoàn lớn để có chính sách thu hút đầu tư phù hợp; nghiên cứu chính sách, luật pháp của các nước để có đối sách thích hợp và kịp thời.

Luôn đổi mới hình thức xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng chuyển mạnh nền hành chính nặng về quản lý sang nền hành chính phục vụ là chủ yếu, tăng cường uỷ quyền, phân cấp hơn nữa cho các sở - ngành và quận - huyện theo hướng cái gì cấp dưới làm được và làm tốt thì cấp trên mạnh dạn chuyển giao cho cấp dưới, còn cấp trên tập trung vào vai trò kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm. Hạn chế nạn quan liêu, Thành phố còn cần hoàn thiện quy hoạch tổng thể để tránh gặp khó khăn trong việc xác định địa điểm, hỗ trỡ vốn để giảm chi phí giải phóng mặt bằng và tăng cường chính sách thúc đẩy đào tạo lao động. Bên cạnh đó cần thực hiện tốt công tác cải cách hành chính bộ phận hải quan ngay tại cửa khẩu để cải thiện môi trường đầu tư và đón du khách; triển khai công tác thông quan điện tử để giảm thiểu thời gian và chi phí cho DN xuất nhập khẩu; lãnh đạo TP, các sở, ban, ngành chức năng cần thường xuyên gặp gỡ các nhà đầu tư, các nhà nhập khẩu của các nước để quảng bá giới thiệu sản phẩm của TP.

Từ năm 2005 đến nay thị trường địa ốc đang “tê liệt” dần, không còn nóng như trước do bị tác động nhiều yếu tố như các chính sách mới về đất đai. Hiện nay TP đang kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực nhà tái định cư, xây dựng căn hộ cao cấp Phú Mỹ (hiện đang đàm phán với tập đoàn Yon Woo Incoporated của Hàn Quốc để thực hiện một số công trình tại khu Nam Sài Gòn như khu dân cư Tân Phong, căn hộ cao cấp Tân Thuận… ). Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ổn định ở lĩnh vực này: tăng cường hiệu quả công tác giải phóng mặt bằng, các luật cần phải mở thoáng hơn như chính sách cần phải công khai minh bạch, thuế chuyển nhượng sử dụng đất không nên “đổ đồng” cho tất cả các đối tượng, cho phép Việt kiều mua nhà ở…

Đẩy mạnh cổ phần hoá DN Nhà nước (DNNN), mở cửa hơn nữa cho sự gia nhập thị trường của DN có vốn ĐTNN mà hiện nay vẫn do DN Nhà nước nắm giữ. Đồng thời thực hiện cam kết về giảm thuế quan theo lộ trình hội nhập nhằm tạo áp lực cạnh tranh cho tất cả các DN và giảm thiểu mức độ bảo hộ đối với một số ngành đang được ưu đãi.

Theo sở kế hoạch và đầu tư TP, định hướng thu hút ĐTNN của TP trong những năm tới là tập trung vào các lĩnh vực viễn thông, vận tải, địa ốc, giáo dục, tài chính, ngân hàng… Do đó, công tác xúc tiến đầu tư trong thời gian tới cần có những định hướng thông qua các dự án cụ thể, với các biện pháp đồng bộ.

Đề nghị Trung ương cho phép TP áp dụng các chế tài đủ mạnh để hạn chế tình trạng bán phá giá, bán hàng kém chất lượng ra thị trường, gian lận thương mại, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu và quyền lợi chính

đáng của người tiêu dùng, để đảm bảo quyền lợi cho nhà ĐTNN tại TP, tạo môi trường cạnh tranh và hoạt động thương mại lành mạnh. Tập trung xây dựng một trung tâm thông tin kinh tế của TP, đủ năng lực cung cấp thông tin kinh tế cần thiết cho các DN, giúp DN định hướng thị trường, xây dựng sản phẩm và chuẩn bị đầu tư.

Quỹ đất của TP đang ngày càng ít, số diện tích đất mà TP cung ứng cho các nhà đầu tư vẫn chưa đủ, vì vậy nên tiến hành rà soát lại các quỹ đất đang không được sử dụng trong nhiều dự án để tiến hành thu hồi nếu nhà đầu tư không còn khả năng triển khai để đưa vào mục đích đầu tư khác. Đồng thời cho phép các nhà ĐTNN tham gia đấu giá đất đô thị để xây dựng nhà ở, cho thuê và mục đích thương mại khác, với thời hạn sử dụng nhất định.

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển các ngành và lĩnh vực của thành phố hồ chí minh (Trang 79 - 85)