III. Một số kiến nghị về chế độ chính sách.
1. Hoàn thiện môi trờng pháp lý cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Những tiêu cực trên thị trờng bảo hiểm trong những năm qua xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhng nguyên nhân quan trọng là sự thiếu vắng một hành lang pháp lý có hiệu lực, năng lực quản lý và giám sát của các cơ quan quản lý nhà n- ớc về bảo hiểm còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới để thúc đẩy thị trờng bảo hiểm nói chung bảo hiểm và TBH XDLĐ nói riêng cần tiếp tục hoàn thiện môi trờng pháp lý và đẩy mạnh công tác quản lý giám sát của Nhà nớc. Cụ thể là:
1.1. Tăng cờng công tác giám sát.
- Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan thực hiện chức năng quản lý nhà nớc về hoạt động kinh doanh bảo hiểm cần phải nghiên cứu các văn bản pháp quy ban hành và nhanh chóng soạn thảo các văn bản hớng dẫn thực hiện tránh để xảy ra hiện tợng hiểu sai một cách vô tình hoặc cố ý rồi thực hiện không đúng, phát sinh tranh chấp nh trong thời gian vừa qua.
- Tăng cờng quản lý, giám sát các vấn đề sau:
+ Điều kiện, điều khoản, đặc biệt là phí bảo hiểm trong hoạt động bảo hiểm đối ngoại nh bảo hiểm cháy, bảo hiểm xây lắp.
+ Hoạt động của các văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nớc ngoài, không để các văn phòng này thao túng hoạt động bảo hiểm đối ngoại, gây khó khăn cho các công ty bảo hiểm Việt Nam.
+ Hoạt động môi giới trên thị trờng bảo hiểm. + TBH bắt buộc.
- Xử lý nghiêm minh các công ty bảo hiểm vi phạm các quy định của Nhà nớc về bảo hiểm.
- Nâng cao trình độ và bổ sung thêm các cán bộ quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm. Khách quan mà đánh giá thì đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, giám sát bảo hiểm thuộc Phòng quản lý bảo hiểm, Bộ Tài chính hiện nay vừa thiếu về số lợng, vừa hạn chế về trình độ, không đáp ứng đợc yêu cầu phát triển của ngành bảo hiểm. Vì vậy, đi đôi với việc bổ sung thêm cần phải nâng cao trình độ cho lực lợng giám sát, quản lý này.
Quy định về TBH bắt buộc cùng với sự ra đời của VINARE có tác dụng rất lớn đến sự phát triển thị trờng bảo hiểm Việt Nam. Mức giữ lại phí bảo hiểm tăng lên, chặn đợc sự chảy phí bảo hiểm sang nớc ngoài. Quy định về TBH bắt buộc ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, theo em quy định về điều kiện phải TBH bắt buộc nh hiện nay là không rõ ràng.
Nghị định 100/CP, Nghị định 74/CP sửa đổi Nghị định 100/CP và Thông t 78/1998/BTC đều quy định: "Trong trờng hợp TBH cho các tổ chức bảo hiểm n- ớc ngoài, các doanh nghiệp bảo hiểm phải TBH một phần trách nhiệm theo hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm gốc cho công ty TBH quốc gia Việt Nam"
Nh vậy, có thể hiểu điều kiện doanh nghiệp bảo hiểm phải TBH cho VINARE là khi phát sinh TBH cho các tổ chức bảo hiểm nớc ngoài. Nếu vậy trong trờng hợp doanh nghiệp bảo hiểm đủ khả năng để giữ lại rủi ro hoặc doanh nghiệp bảo hiểm TBH cho một doanh nghiệp bảo hiểm khác hoạt động ở Việt Nam thì sẽ không phải TBH cho VINARE. Với cách hiểu nh vậy thì dễ dàng thấy có hai vấn đề nảy sinh:
- Việc kiểm soát TBH bắt buộc sẽ rất phức tạp, thậm chí không thể kiểm soát nổi.
- VINARE sẽ không nhận đợc đủ dịch vụ để kinh doanh nếu các doanh nghiệp bảo hiểm không nhợng cho VINARE mà nhợng cho một công ty bảo hiểm khác đợc phép hoạt động tại Việt Nam. Điều này rất có thể xảy ra khi các công ty bảo hiểm 100% vốn nớc ngoài đợc phép hoạt động ở Việt Nam. Trờng hợp này hoàn toàn có thể xảy ra và không biết VINARE có thể đứng vững không.
Quy định TBH bắt buộc hiện nay có tác dụng đảm bảo quyền chủ động của doanh nghiệp bảo hiểm, thuận tiện cho việc thu xếp các chơng trình TBH của mình; khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm chuyển nhợng TBH cho nhau. Song quy định nh vậy sẽ gây khó khăn cho hoạt động của VINARE cũng nh việc quản lý nhà nớc về hoạt động TBH. Kinh nghiệm thành công của các nớc đi trớc nh Malaysia cho thấy nên quy định nghĩa vụ phải tái cho công ty TBH quốc gia một tỉ lệ nhất định trên tổng phí gốc, bất kể có phát sinh TBH hay không. Công ty bảo hiểm quốc gia Malaysia MNRB (Malaysia National Reinsurance Berhad) đợc phép nhân 10% tổng phí gốc đối với nghiệp vụ xe cơ giới, 15% đối với nghiệp vụ hàng hải; đối với nghiệp vụ cháy và các nghiệp vụ có thể tính đợc tổn
thất tối đa tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Quy định nh vậy không những giúp cho việc kiểm soát hoạt động bảo hiểm, TBH của Nhà nớc thuận tiện mà còn thúc đẩy sự lớn mạnh của công ty bảo hiểm quốc gia.
ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các công ty bảo hiểm trong nớc đều có một hợp đồng TBH cố định số thành với mức chuyển nhợng là 20%. Đây là sự hợp tác tốt giữa các công ty với VINARE. Các công ty trong nớc cha nhợng và nhận TBH cho nhau vì lí do chính là phơng châm kinh doanh "ăn cây nào rào cây ấy" và sợ lộ bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, khi xuất hiện các công ty bảo hiểm nớc ngoài 100% thì tình hình hoạt động TBH sẽ khác đi, chắc chắn là rất phức tạp. Để thuận tiện cho việc quản lý, giám sát hoạt động bảo hiểm, TBH cũng nh phù hợp với thông lệ quốc tế nên quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải tái một phần trách nhiệm (20%) của hợp đồng hoặc đơn bảo hiểm gốc cho VINARE dù có hay không phát sinh TBH.