1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng doc (Trang 29 - 34)

Công ty vật tư kỹ thuật xi măng là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam –Bộ xây dựng quản lý.

Địa chỉ: Số 348 đường Giải phóng phường Phương Liệt quận Thanh Xuân Hà nội. Tiền thân là xí nghiệp vật tư kỹ thuật xi măng trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp xi măng bộ Xây dựng, được thành lập theo quyết định: QĐsố 023A BXD –TCLĐ của Bộ xây dựng ngày 12/2/1993.

Theo quyết định này nhiệm vụ của công ty là:

- Quản lý phần vốn đã đóng góp vào các xí nghiệp nghiền liên doanh và là đầu mối để tham gia liên doanh liên kết với các địa phương các ngành nghề xi măng, các trạm nghiền theo chủ chương của tổng công ty xi măng Việt Nam.

- Tổ chức lực lượng bán lẻ xi măng tại địa bàn thành phố Hà nội. - Là lực lượng cung ứng xi măng khi cần thiết.

Tháng 4/1995, tại thị trường phía Bắc, nhất là tại Hà nội xảy ra cơn sốt xi măng, nguyên nhân chủ yếu do cầu vượt quá cung. Để chấn chỉnh lại công tác lưu thông, tiêu thụ xi măng theo QĐsố 833 TCty – HĐQL ngày 10/7/1995 của HĐQL Tổng công ty xi măng Việt Nam công ty được giao bổ xung nhiệm vụ: Tổ chức lưu thông kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà nội theo phương thức làm tổng đại lý tiêu thụ cho công ty xi măng Hoàng thạch và công ty xi măng Bỉm sơn.

Đến tháng 6 /1998 công ty chuyển sang phương thức mua đứt bán đoạn cho phù hợp với cơ chế kinh doanh mới.

Tiếp đó căn cứ vào QĐsố 606 / XMVN –HĐQT ngày 23/5/1998 của HĐQT- Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc bổ xung nhiệm vụ: Chuyển giao tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ nhân viên của các chi nhánh công ty xi măng Bỉm sơn tại Hà tây, tại Hoà bình cho công ty vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 1/6/1998 và tiến hành đổi tên chi nhánh.

Tiếp đó theo QĐsố 97/XMVN _HĐQT ngày 21/3/2000 của HĐQT –Tổng công ty xi măng việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ công ty vật tư vận tải xi măng sang công ty vật tư kỹ thuật xi măng.

Theo quyết định này công ty vận tải xi măng chuyển giao tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ nhân viên đang làm kinh doanh, tiêu thụ xi măng của các chi nhánh tại Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai, Vĩnh Phúc cho công ty VTKTXM và đổi tên thành chi nhánh công ty VTKTXM kể từ ngày 1/4/2000.

Ngày 27/3/2002 Hội đồng quản trị –Tổng công ty xi măng Việt Nam ra QĐsố 85/XMVN - HĐQT về việc chuyển giao nhiệm vụ từ công ty VTKTXM sang công ty xi măng Bỉm Sơn.

Theo quyết định này Công ty VTKTXM chuyển giao tổ chức chức năng nhiệm vụ, tài sản, lực lượng cán bộ nhân viên của hai chi nhánh Công ty VTKTXM tại Hoà Bình và Hà Tây cho Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 1/4/2002.

Như vậy đến nay địa bàn hoạt động của công ty gồm 17 tỉnh thành miền Bắc đó là: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên quang. Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

2.1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty VTKTXM .

Với lĩnh vực kinh doanh được Tổng công ty xi măng Việt Nam giao thì nhiệm vụ cụ thể của Công ty VTKTXM là:

- Tổ chức thực hiện lưu thông và kinh doanh bán lẻ xi măng trên các địa bàn được giao phó một cách hiệu quả, góp phần cùng các đon vị khác trong Tổng công ty xi măng Việt Nam đáp ứng tốt nhu cầu tiêu thụ xi măng cho toàn xã hội .

- Là lực lượng tăng cường cung ứng xi măng khi cần thiết, có nhiệm vụ bình ổn giá trên thị trường. Quản lý và sử dụng hợp lý tài sản tiền vốn và các phương tiện được giao theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước, chấp hành nghiêm chỉnh chế độ hạch toán kinh tế và pháp lệnh kế toán thống kê.

- Lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính hàng năm trình lên Tổng công ty xi măng Việt Nam rồi mới thực hiện.

- Không ngừng cải tiến đổi mới phương thức kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

- Đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý cho cán bộ nhân viên trong công ty đảm bảo quyền lợi cho người lao động và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2.1.3. Đặc điểm, tình hình tổ chức bộ máy, công nghệ của Công ty.

Với khoảng 1000 cán bộ nhân viên, trong đó phần lớn là có trình độ đại học, có nhiều cán bộ rất kinh nghiệm trong lĩnh vực xi măng và một đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ có năng lực nhiệt tình... Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng đứng đầu là giám đốc và có hai phó giám đốc phụ trách hai lĩnh vực là kinh doanh và vận tải. Có thể nói đây là mô hình phổ biến và phù hợp với chức năng nhiệm vụ của công ty.

Sau đây là chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban: *Ban giám đốc:

- Giám đốc là người đứng đầu Công ty do Hội đồng quản trị của Tổng công ty bổ nhiệm, kỷ luật khen thưởng theo đúng đề nghị của Tổng giám đốc. Giám đốc là người đại diện

pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và pháp luật về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.

- Phó giám đốc phụ trách kinh doanh.

+Phụ trách nghiệp vụ kinh doanh, lập kế hoạch kinh doanh.

+Phụ trách về hợp đồng kinh tế, kiểm tra và kiện toàn hàng hoá vật tư. - Phó giám đốc phụ trách vận tải.

+Phụ trách công tác vận tải xi măng.

+Quản lý chất lượng sản phẩm, kỷ luật giao nhận, bốc xếp, lưu kho. +Làm công tác định mức trong khâu vận tải.

+Quản lý quy trình, quy phạm, các cơ chế về an toàn trong lao động của Công ty.

+Phụ trách công tác đào tạo, cải tiến sáng kiến kỹ thuật và công tác đầu tư sửa chữa lớn. - Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê tài chính của Công ty.

Các phó giám đốc, kế toán trưởng do Tổng giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thương theo đề nghị của giám đốc khi được HĐQT chấp nhận.

* Các phòng ban của công ty.

- Phòng Kinh tế kế hoạch:

+ Làm nhiệm vụ nhận những kế hoạch của Tổng công ty giao cho sau đó cân đối tính toán lập và giao kế hoạch cho các đơn vị.

+ Lập và xây dựng các cơ chế kinh doanh. + Kí các hợp đồng mua xi măng.

+ Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của Công ty.

+ Soạn thảo các văn bản hướng dẫn thực hiện kế hoạch, ký các hợp đồng thuê kho. - Phòng điều độ quản lý kho :

+ Xây dựng mạng lưới kho tàng.

+ Đảm bảo nhập xuất xi măng được đầy đủ liên tục thuận tiện. + Đảm bảo mức dự trữ hợp lý.

+Thực hiện chế độ báo cáo số liệu chính xác kịp thời.

- Phòng tiêu thụ xi măng:

Có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ xi măng tại địa bàn Hà Nội và Hà Tây.

+ Quản lý và điều hành các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng đại lý hoạt động theo đúng quy chế của Tổng công ty xi măng Việt Nam và pháp luật của nhà nước.

+ Hướng dẫn, giám sát những cửa hàng về nghiệp vụ kinh doanh và việc ký kết hợp đồng đã ký kết với công ty.

+ Kiểm tra nguồn xi măng cung cấp cho các cửa hàng đại lý, quy chế bán hàng, giá cả của từng thời kỳ theo quy định của công ty ban hành.

+ Kiểm tra sổ sách, hoá đơn chứng từ của từng cửa hàng.

- Phòng tổ chức lao động:

Tham mưu cho giám đốc về lập kế hoạch, tổ chức theo dõi kế hoạch lao động, tiền lương, thực hiện các chính sách với cán bộ công nhân viên.

- Phòng kế toán tài chính:

Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán, lập và thực hiện các kế hoạch về chi phí, khấu hao..., doanh thu, nộp ngân sách nhà nước, lợi nhuận thu được.

- Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư.

Đây là phòng mới được thành lập nhằm đáp ứng mục tiêu “đa dạng hoá kinh doanh” của Công ty. Tiền thân của phòng là phòng kỹ thuật đầu tư.

- Phòng quản lý thị trường

Nhiệm vụ chính của phòng quản lý thị trường là “ Giúp Ban giám đốc nắm bắt nhu cầu xi măng trên địa bàn hoạt động của công ty; Theo dõi tình hình biến động giá cả các mặt hàng xi măng; Thực hiện nhiệm vụ chống làm hàng giả của công ty; Xây dựng chiến lược tiêu thụ; Kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế trong kinh doanh tiêu thụ xi măng”

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng doc (Trang 29 - 34)