Cạnh tranh trên thị trường Hà Nội.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng doc (Trang 37 - 39)

- Văn phòng công ty

2.2.3.Cạnh tranh trên thị trường Hà Nội.

Tổng công ty xi măng Việt Nam giao cho công ty VTKTXM tổ chức lưu thông cung ứng xi măng trên địa bàn thuộc các tỉnh phía bắc là: Hà nội, Hà tây, Lai châu, Vĩnh phúc, Phú thọ, Thái nguyên..., tất cả là 17 tỉnh thành trong đó địa bàn hoạt động chính là Hà Nội. Xi măng hiện không còn là mặt hàng mà nhà nước độc quyền kinh doanh. Trên thị trường có rất nhiều chủng loại xi măng của đủ mọi thành phần kinh tế: Xi măng của Tổng công ty xi măng Việt Nam, xi măng liên doanh 100% vốn nứơc ngoài, và các cơ sở sản xuất xi măng địa phương, xi măng nhập khẩu. Sự đa dạng này tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt. Công ty vật tư kỹ thuật xi măng cùng lúc phải cạnh tranh với xi măng liên

doanh, với xi măng địa phương, xi măng nhập khẩu, và ngay cả với xi măng cuả Tổng công ty.

Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty là các công ty xi măng liên doanh Chinfon( Hải Phòng) và Nghi Sơn (Thanh Hoá). Các công ty này tuy mơí tham gia thị trường song với chất lượng tốt tương đương nhưng giá thường thấp hơn nhiều so với giá bán của công ty (25-40.000/tấn), phương thức kinh doanh lại linh hoạt, đa dạng, cơ chế bán hàng thuận tiện cho khách hàng, đang dần dần tranh giành thị trường nội địa với công ty.

Xi măng của các cơ sở địa phương trên thị trường hiện có khoảng 55 cơ sở sản xuất rải rác trên cả nước, chất lượng của họ không tốt bằng xi măng của công ty đang kinh doanh nhưng giá lại rẻ hơn rất nhiều từ 40-60000/tấn, phương thức vận chuyển linh hoạt, len lỏi vào các khe hở của thị trường, hơn nữa xi măng của các cơ sở sản xuất này còn được sự bảo hộ của các địa phương, đây cũng đối thủ cạnh tranh nguy hiểm của công ty.

Sắp tới khi Việt Nam gia nhập AFTA xi măng nhập khẩu sẽ rất rẻ, chủng loại xi măng lại phong phú. Đây là một thách thức lớn của công ty vật tư kỹ thuật xi măng.

Công ty còn có những hạn chế :

- Phụ thuộc quá nhiều vào Tổng công ty, làm giảm sức cạnh tranh của công ty. Thể hiện rõ nhất qua giá bán, công ty không có quyền định giá mà phải bán theo một khung gia do Tổng công ty xi măng Việt Nam quy định. Mức giá này thường cao hơn nhiều so với giá của các đối thủ cạnh tranh.

- Nguồn kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo, xúc tiến, khuyếch trương còn quá ít. Mức khuyến mại cho khách hàng còn thấp, hình thức chưa phong phú và thường xuyên. Điều này cũng làm giảm sức cạnh tranh của công ty vì bao giờ các công ty khác nhất là các công ty liên doanh cũng dành một khoản ngân sách khá lớn cho các hoạt động này.

Nhưng công ty lại có những lợi thế đó là:

- Được sự hỗ trợ về nhiều mặt của Tổng công ty

- Là một doanh nghiệp nhà nước làm nhiệm vụ cung ứng và kinh doanh xi măng đã nhiều năm nay, tạo được uy tín vững vàng trên thị trường.

- Mặt hàng của công ty đa dạng đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu khác nhau, các sản phẩm đều có chất lượng cao, uy tín, nguồn hàng ổn định.

Một phần của tài liệu Tài liệu TIỂU LUẬN: Một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh tiêu thụ ở Công ty vật tư kỹ thuật xi măng doc (Trang 37 - 39)