Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 67 - 72)

- Nâng cao hiệu quả của trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHCT Việt Nam. Trung tâm phải thường xuyên cung cấp các thông tin cho chi nhánh về các khách hàng, và những đánh giá phân tích của mình từ các thông tin thu thập được về khách hàng đó cho các Chi nhánh.

- Bên cạnh đó, trung tâm thông tin này cũng cần cung cấp các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tín dụng như các thông tin về giá cả máy móc thiết bị đầu tư trên thị trường, mức đầu tư thích hợp cho một dự án cụ thể, tình hình biến động của thị trường, xu hướng đầu tư hiện tại.

- Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án, phân tích và xử lý thông tin và pháp luật để nâng cao trình độ cán bộ tín dụng.

- Xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ tín dụng phù hợp hơn với thực tế. Hiện nay NHCT tuy đã xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ tín dung, nhưng bên cạnh những điểm tích cực, chính sách này vẫn có điểm hạn chế sau: không có chế độ thưởng đối với cán bộ thực hiện tôt nghiệp vụ thể hiện ở việc tỷ lệ gia hạn nợ thấp, tỷ lệ NQH thấp, cung cấp các khỏan tín dụng có chất lương…. Do vậy cán bộ tín dụng thường né tránh trách nhiệm, chỉ nhận những khách hàng được đánh giá tốt về mình, không nhận những khách hàng yếu kém, hay không đưa ra những nhận xét xác thực về các khoản nợ.

- Triển khai nhanh hệ thống hiện đại hóa: Triển khai nhanh các dự án đầu tư hiện đại hóa hệ thống thông tin liên lạc, áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào hoạt động của cả hệ thống, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin về khách hàng thuận tiện hơn.

- Hoàn thiện các qui định, tiêu chuẩn, phương thức tiến hành hoạt động quản lý rủi ro tín dụng cũng như các quy trình. Ban hành các văn bản hướng dẫn một cách đồng bộ phù hợp với thực tế, giảm thiểu việc chỉnh xửa thay đổi thường xuyên.

KẾT LUẬN

Rủi ro tín dụng là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho các ngân hàng phải có biện pháp quản lý rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng. Trong quá trình tìm hiểu và phân tích về vấn đề: “Quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCTĐĐ” đã giúp em có được sự hiểu biết rõ hơn về hoạt động tín dụng ngân hàng và những giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro. Tuy nhiên những biện pháp mà em đề cập đến vẫn còn nhiều vấn đề chưa phù hợp với quy mô và hoạt động của ngân hàng. Có những biện pháp ngân hàng đang áp dụng trong thực tế và đem lại kết quả tốt, nhưng cũng có những biện pháp chỉ là lý thuyết chưa mạng tính thực tiễn. Trong thời gian tới chúng ta cần tập trung phân tích những mô hình và giải pháp nào sẽ mang tính hiệu quả cao nhất và những giải pháp có tính hỗ trợ cho nhau để áp dụng cho việc quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng. Nhưng chúng ta có thể nhận thấy rằng nội dung về thẩm định các dự án đầu tư, các tài sản bảo đảm hay việc kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn của khách hàng là điều kiện quan trọng để giảm thiểu rủi ro tín dụng ngân hàng.

Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống quản lý, giám sát hữu hiệu và một quy trình cấp tín dụng phù hợp đang được các NHTM nghiên cứu để đưa ra biện pháp thích hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, tạo điều kiện cho sự phát triển của NHTM trong tương lai. Đây thực sự là một thách thức to lớn đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá về kinh tế, tài chính hiện nay.

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU... 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI...2

1.1. Lý luận chung về hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại ...2

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng thương mại...2

1.1.2. Chức năng và các dịch vụ của NHTM...3

1.1.2.1. Chức năng của NHTM...3

1.1.2.2. Các dịch vụ của ngân hàng thương mại...4

1.1.3. Khái quát về các hoạt động tín dụng ngân hàng...5

1.1.3.1. Phân loại các nghiệp vụ tín dụng trong ngân hàng...6

1.1.3.2. Các nguyên tắc trong tín dụng ngân hàng...8

1.1.4. Các loại rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng...8

1.1.4.1. Rủi ro tín dụng...8

1.1.4.2. Rủi ro hối đoái...9

1.1.4.3. Rủi ro lãi suất...9

1.1.4.4. Rủi ro thanh khoản...9

1.1.4.5. Rủi ro khác...9

1.1.5. Ảnh hưởng của rủi ro đối với ngân hàng...10

1.2 Rủi to tín dụng...10

1.2.1. Bản chất và tác động của rủi ro tín dụng...11

1.2.1.1. Bản chất của rủi ro tín dụng...11

1.2.1.2. Tác động của rủi ro tín dụng...12

1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng...13

1.2.3. Các nguyên nhân và dấu hiệu của rủi ro tín dụng...15

1.2.3.2. Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng...17

1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng...19

1.2.4.1. Nợ quá hạn...19

1.2.4.2. Nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi trên tổng dư nợ:...19

1.2.4.3. Nhóm chỉ tiêu về khách hàng(tình hình tài chính của người vay)...20

1.2.4.4. Bảo đảm tiền vay...24

1.2.4.5. Các chỉ tiêu khác...24

1.2.5. Quản lý rủi ro tín dụng...26

1.2.5.1. Quy trình và các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng...26

1.2.5.2. Hạn chế các khoản tín dụng có vấn đề, nợ quá hạn, nợ khó đòi...30

1.2.5.3. Xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi và các khoản nợ có vấn đề...32

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA...33

2.1. Khái quát về hoạt động của chi nhánh ngân hàng công thương đống đa...33

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển...33

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của các bộ phận...33

2.1.3. Tóm tắt về tình hình kinh doanh...38

2.1.3.1. Hoạt động huy động và sử dụng vốn:...38

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng...39

2.1.3.3. Hoạt động khác...41

2.2. Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCTĐĐ...42

2.2.1.1. Cơ sở của chính sách...42

2.2.1.2. Nội dung chính sách cho vay của khách hàng...43

2.2.2. Nội dung và các quy trình nhằm quản lý rủi ro...44

2.2.3. Về phân loại nợ và trích lập dư phòng rủi ro...46

2.3. Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng của NHCT...47

2.3.1. Những kết quả thu được...47

2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụng...47

2.3.1.2. Nợ có vấn đề...51

2.3.1.3. Nợ quá hạn...51

Tỷ lệ nợ quá hạn...51

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn...51

Cơ cấu nợ quá hạn...52

Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo kỳ hạn...52

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân...53

2.3.2.1. Hạn chế khó khăn gặp phải...53

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế gặp phải...54

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CTDD...55

3.1. Định hướng quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh ngân hàng CTĐĐ...55

3.1.1 Định hướng chung...55

3.1.2. Mục tiêu cụ thể nhằm quản lý rui ro tín dụng của chi nhánh Ngân hàng CTĐĐ giai đoạn 2008 – 2010...56

3.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng...57

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng ...58

3.3.1. Thực hiện tốt công tác khách hàng...58

3.2.1.1. Lựa chọn khách hàng...59

3.2.1.2. Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng...60

3.2.2. Đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng có trình độ chuyên môn...60

3.2.3. Chấp hành đúng chế độ và quy trình tín dụng...62

3.2.4. Xây dựng các phương án xử lý nợ xấu...63

3.2.5. Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng...64

3.2.6. Xây dựng một cơ cấu tín dụng hợp lý...65

3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT ĐĐ...66

3.4.1 Kiến nghị đối với chính phủ...66

3.4.2. Kiến nghị với NHNN...66

3.4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam...67

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w