2.3.1. Những kết quả thu được
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụngTheo thành phần kinh tế Theo thành phần kinh tế
Trong những năm vừa qua Chi nhánh đã thực hiện mở rộng cho vay các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN, thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đến 31/12/2007 là 700 tỉ đồng.
Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100
Cho vay QD 1218 55,36 876 54,75 500 41.7
Cho vay NQD 982 44.6
4
724 45.25 700 58,3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)
Bảng 2.2:Tốc độ cho vay qua các năm
Đơn vị: %
Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006
Tổng dư nợ -0.27 -0,25
1. Cho vay QD -0,28 -0,428
2. Cho vay NQD -0.26 -0.033
Như chúng ta đã biết kinh tế NQD vẫn luôn là tiềm năng lớn của đất nước, nhưng vấn đề thiếu vốn lại là một trong những yếu tố lớn cản trở đến sự phát triển của nó. Kết quả như hiện nay có được là do các doanh nghiệp NQD sản xuất kinh doanh đã phần nào có hiệu quả hơn.
Dư nợ cho vay nền kinh tế giảm là do trong năm chi nhánh đã xử lý rủi ro 115,8 tỷ đồng. Nếu như trước đây năm 2005 cho vay đối với doanh nghiệp NQD là 982 tỉ( chiếm 44.64% trên tổng dư nợ), thì đến năm 2007 cho vay đối với doanh nghiệp NQD là 700 tỉ đồng (chiếm 58,3% trên tổng dư nợ). Từ năm 2005 trở đi tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp NQD đã có sự tăng trưởng với tốc độ tăng của năm 2006/2005 là - 0,27% và tốc độ tăng của năm 2007/2006 là -0.033%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư cho vay của chi nhánh đang dần tiến tới mục tiêu là ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng như định hướng của NHCT Việt Nam
Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng có đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời hay không còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế. Nếu cho vay nhiều mà việc thu hồi nợ không tốt sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Do đó để
đánh giá được chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ta cần phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các thành phần kinh tế thông qua nợ quá hạn (NQH).
Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế.
Đơn vị :tỉ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
1. Cho vay QD 1210 100 880 100 500 100 + Nợ quá hạn 10 0.82 22 2.5 58 11,6 2. Cho vay NQD 990 100 720 100 700 100 + Nợ quá hạn 6,85 0.69 1 3,87 0.537 2,74 0.391
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)
Từ kết quả trên ta thấy năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn ở mức độ thấp, nhưng đến năm 2007 khi có sự thay đổi về cơ cấu cho vay của các thành phần kinh tế cũng như có sự thay đổi về các biện pháp quản lý tín dụng mà nợ quá hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế đã giảm đi rất nhiều. Năm 2005 nợ quá hạn đối với cho vay QD chiếm 0.82% trên dư nợ cho vay QD, còn đối với cho vay NQD nợ quá hạn chiếm 0.691% trên dư nợ cho vay NQD; thì đến năm 2007 nợ quá hạn đối với cho vay QD chiếm 11,6% trên dư nợ cho vay QD, còn đối với cho vay NQD nợ quá hạn chiếm 0,391% trên dư nợ cho vay NQD
Như vậy chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư tín dụng, vừa phân tán rủi ro, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của cơ chế thị trường. Chi nhánh đầu tư với nhiều hình thức, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, tín dụng phát triển kinh tế, tín dụng tiêu dùng...
Theo thời gian.
Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHCTĐĐ song cho vay trung dài hạn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Do đó Chi nhánh đã mở rộng đầu tư theo chiều sâu góp phần vào quá trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật bằng cách tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, cho vay trung dài hạn tập trung vào các dự án dổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng mà thị trường đang
và sẽ có nhu cầu là rất cần thiết đối với các ngân hàng trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ gia tăng sử dụng vốn lưu động là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay vốn tín dụng ngắn hạn.
Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian.
Đơn vị :Tỉ đồng
Chỉ tiêu
2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12)
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100
Cho vay ngắn hạn 1500 68.1 1090 68.1 880 73.3
Cho vay dài hạn 700 31.8 510 31.8 320 26.7
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)
Tỷ trọng cho vay dài hạn giảm từ năm 2005 chiếm 31.8% và đến năm 2007 chiếm 26.7 % trong tổng mức dư nợ.Trong khi đó tỉ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 68.1% năm 2005 lên 73.3% năm 2007
Theo đơn vị tiền tệ
Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5 : Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ
Đơn vị: Tỉ đồng,%
N ăm
Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Tỷ tr ọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100 VNĐ 1778 80,82 1387 86,69 1067 88,92 Ngoại tệ 422 19,18 213 13,31 133 11,08
(Theo nguồn của phòng tín dụng)
Năm 2005 dư nợ VNĐ là 1778 tỉ chiếm 80,82% tổng dư nợ. Năm 2006 là 1387 tỉ chiểm 86,69% tổng dư nợ. Năm 2007 là 1067 tỉ chiếm 88,92% tổng dư nợ. Trong cơ cấu trên tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng tăng, điều đó cho thấy cơ cấu tín dụng là bất hợp lý. Nguyên nhân xảy ra cơ cấu bất hợp lý trên là do chi nhánh NHCTĐĐ mặc dù có nghiệp vụ thanh toán quốc tế song chưa biết tích phát huy hoạt động cho vay ngoại tệ.
Thêm vào đó là môi trường kinh doanh ngoại tệ không mấy thuận lợi như tỷ giá liên tục giảm, thị trường trong nước đang gặp nhiều khó khăn
Qua phân tích trên cho thấy mặc dù Ngân hàng đã có cố gắng song cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ vẫn còn một số bất hợp lý. Chính vì vậy tập thể cũng như ban lãnh đạo NHCT cần có những chính sách hợp lý hơn trong cơ cấu dư nợ này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.
2.3.1.2. Nợ có vấn đề
Đây là những khoản nợ mặc dù chưa đến hạn trả nợ song trong quá trình kiểm tra giám sát khách hàng cán bộ tín dụng nhân thấy vốn cho vay có khả năng xảy ra rủi ro lớn hơn so với dự kiến và có nguy cơ chuyển sang nợ quá hạn. Để có thể phát hiện ra những khoản nợ có vấn đề đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên giám sát, kiểm tra các khoản nợ vay. Chi nhánh đã phân ra mỗi cán bộ tín dụng chịu trách nhiệm quản lý một số khách hàng. Các cán bộ phải thường xuyên lập các báo cáo phân tích thực trạng các khoản vay. Đi sâu, di sát khách hàng đồng thời rà soát, phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của từng doanh nghiệp. Trong thời gian quan với việc giám sát khách hàng một cách chặt chẽ chi nhành đã hạn chế được rủi ro và cũng đã phát hiện được một số doanh nghiệp có dư nợ có vấn đề. Và chi nhánh cũng đã có những biện pháp để xử lý những khoản nợ có vấn đề đó. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra giám sát vốn vay Ngân hàng cũng gặp phải một số khó khăn nhất định như do Ngân hàng chủ yếu là những cán bộ trẻ chính vì vậy kinh nghiệm còn ít nên việc tiếp xúc với khách hàng để xử lý nợ có vấn đề gặp khó khăn.
2.3.1.3. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động NHTM. Nếu tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng quá cao thì khả năng rủi ro là rất lớn, thậm chí ngân hàng có nguy cớ phá sản. Vì vậy khi nghiên cứu thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng thì chỉ tiêu nợ quá hạn sẽ luôn được đề cập đến. Dưới đây là thực trạng nợ quá hạn của Chi nhánh NHCTĐĐ
Tỷ lệ nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh NHCTĐĐ được thể hiện qua sơ đồ sau.
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng dư nợ 2200 1600 1200
Nợ quá hạn 16,85 25,87 60,74
Tỷ lệ nợ quá hạn 0,765% 1,616% 5,061%
(Theo nguồn phòng tín dụng)
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh NHCTĐĐ tăng dần qua các năm. Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng tăng rất rõ qua các năm. Đặc biệt là năm 2006 đến năm 2007 tăng 34,87 tỉ và đến năm 2007 thì tỉ lệ nợ quá hạn đã lên con số 5,061 %. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn trên là do các khách hàng có tình hình sản xuất kinh doanh và tài chính khó khăn, kết quả kinh doanh thua lỗ, vốn chủ sở hữu thấp, nguồn vốn kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay Ngân hàng, nợ phải thu lớn, do vậy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Mặt khác một số chủ Doanh nghiệp năng lực quản lý còn hạn chế chính vì vậy mà kinh doanh không hiệu quả
Cơ cấu nợ quá hạn
Bảng 2.7: Nợ quá hạn theo kỳ hạn
Đơn vị: Tỉ đồng,%
N ăm Chỉ tiêu
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền Tỷ tr ọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Nợ quá hạn 16,85 100 25,87 100 60,74 100 Ngằn hạn 12,35 73,29 20,68 79,93 50,56 83.24 Trung dài hạn 4,5 26,71 5,19 20,07 10,18 16.76 (Theo nguồn từ phòng tín dụng)
Tỉ trọng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn ngày càng tăng nhưng không nhiều, từ năm 2005 chiếm 73,29% đến năm 2006 chiếm 79,93% tức tăng khoảng 10% nhưng đến năm 2007 tuy cũng tăng nhưng chỉ lên 83,24%.Trong khi đó nợ quá hạn trong tín dụng trung và dài hạn lại chiếm tỉ trọng nhỏ và không ngừng giảm qua các năm. Điều này, một phần do ngân hàng giảm các khoản tín dụng trung và dài hạn,mặt khác cũng đã cho thấy sự cố gắng của chi nhánh trong việc hạn chế tối đa nợ quá hạn mới phát sinh qua các khỏan vay ngắn hạn, đồng thời ngân hàng cũng có những chính sắt thắt chặt quản lý các khoản tín dụng rủi ro.
Ngoài những kết quả đạt được như trên, Chi nhánh đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư tín dụng, vừa phân tán rủi ro, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của cơ chế thị trường. Với nhu cầu mua nhà, mua xe ô tô của người dân ngày càng nhiều thì hoạt động đầu tư cho tiêu dùng của ngân hàng ngày càng tăng.
Chi nhánh cũng đã có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn như: đôn đốc khách hàng thu hồi công nợ, phát mại tài sản để thu hồi nợ, do đó tỷ trọng nợ quá hạn cuối năm đã giảm so với đầu năm.
Bên cạnh đó chi nhánh cũng chú trọng đến việc trích lập các khỏan dự phòng tổn thất qua các năm nhằm kịp thời giải quyết hậu quả nếu rủi ro xảy ra. Dưới đây là bảng trích lâp dự phòng tổn thất qua các năm tại chi nhánh NHCTĐĐ:
Đơn vj:Tỉ đồng
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dự phòng tổn thất Tỷ đồng 94,164 103,55 101.104
Doanh số cho vay trong
kỳ “ 2280 1900 1780
Tỷ lệ dự phòng tổn thất/
doanh số cho vay % 4.13 5,45 5,68
(Nguồn: Bảng báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh hàng năm tại phòng kế toán chi nhánh) Qua bảng phân tích trên ta thấy chi nhánh đã có sự chuẩn bị đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. Tuy tại ngân hàng tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng với vấn đề an toàn là quan trọng, quỹ dự phòng hàng năm vẫn duy trì ở mức ổn định tương ứng với doanh số cho vay của ngân hàng.
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế khó khăn gặp phải
Qua các kết quả hoạt động ta nhận thấy nợ xấu, nợ khó đòi quá cao và có xu hướng gia tăng, tuy nhiên điều này là đặc điểm chung của khối các NHTMNN, để khắc phục được điều này cần nhiều thời gian và sự ủng hộ của cấp lãnh đạo ở trên.
Tỷ lệ sử dụng vốn còn thấp, Tỷ số (vốn đầu tư và tài trợ/tổng vốn huy động) chỉ chiếm khoảng dưới 40% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Điều này mang lại rất nhiều hạn chế cho ngân hàng về mặt chi phí cũng như uy tín. Nếu lượng tiền huy động được quá nhiều trong khi chỉ cho vay được một lượng nhỏ thì sẽ làm tăng chi phí vốn, Ngân hàng cũng buộc phải tăng chi phí cho vay để bù đắp cho khoản chi phí vốn khá lớn
đó, do vậy sẽ khiến khách hàng muốn đổi qua một Ngân hàng khác với lãi suất cho vay thấp hơn, điều đó có thể làm giảm uy tín của chi nhánh.
Trong công tác quản lý rủi ro tín dụng, vấn đề giải quyết nợ xấu, nợ quá hạn làm lành mạnh tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo các và cán bộ chi nhánh. Dù các tỉ lệ nợ xấu, nợ quá hạn tại chi nhánh được khống chế ở mức dưới 3% nhưng có xu hướng tăng qua các năm, phản ánh nguy cơ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là rất cao. Đây là một hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương nói chung và chi nhánh nói riêng. Bên cạnh đó, các biện pháp đưa ra còn nhiều bất cập và hầu như chỉ quan tâm đến việc giải quyết hậu quả đã xảy ra chứ chưa có biện pháp triệt để nhằm hạn chế các rủi ro tiềm ẩn.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế gặp phải
Hiệu quả sử dụng vốn vay của các DN chưa cao, nợ đến hạn không trả được để phát sinh nợ quá hạn còn nhiều, nhiều trường hợp đã được Chính phủ cho giãn nợ, khoanh nợ nhưng vẫn không khôi phục được sản xuất. Trách nhiệm của các ngành quản lý theo dõi giúp đỡ doanh nghiệp chưa cao, khi doanh nghiệp khó khăn phó mặc cho ngân hàng và giám đốc doanh nghiệo tự xoai sở, nhiều doanh nghiệp lúng túng không tìm được lối thoát, điều này đã ảnh hưởng lớn tới việc phòng ngừa rủi ro và mở rộng tín dụng của ngân hàng .
Năng lực tài chính của doanh nghiệp còn thấp, đặc biệt là các DNNN địa phương quản lý, hiệu suất sử dụng tài sản cố định vào sản xuất thấp, sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tài sản đảm bảo nợ không đáng kể lại không đủ điều kiện đảm bảo. Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa cao, việc chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo tài chính chưa nghiêm túc, đã làm ảnh hưởng tới chất lượng kiểm tra, thẩm định của Ngân hàng trước, trong và sau khi cho vay.
Hiện nay do việc đổi điền dồn thửa nên còn một tỷ lệ rất lớn các hộ chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Việc UBND xã xác nhận diện tích đất hộ đang sử dụng không có tranh chấp, đã tạo điều kiện thuận lợi cho vay các hộ. Song bản thân chính quyền địa phương cũng gặp khó khăn trong việc theo dõi và xác nhận, về phía ngân hàng