Hoạt động huy động và sử dụng vốn:

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 38 - 39)

Bảng 4: Đơn vị: Tỉ đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Huy động vốn 3092 3446 3741 4503

Cho vay và đầu tư 2230 2044 1577 1198

Qua số liệu trên, có thể dễ dàng thấy được rằng trong khi tổng nguồn vốn huy động được ngày càng tăng, thì dư nợ cho vay và đầu tư có xu hướng suy giảm. Nguyên nhân chính là do từ năm 2005, chi nhánh chủ trương chọn lọc khách hàng, chỉ đầu tư, cho vay với những khách hàng hoạt động có hiệu quả, có khả năng trả nợ ngân hàng.

Mặc dù có nhiều khó khăn trong việc huy động vốn do sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, song chi nhánh đã làm tốt chính sách phục vụ khách hàng, cải tiến phong cách phục vụ, thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu gửi tiền của cá nhân và tổ chức kinh tế vì vậy nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng. Trong những năm gần đây, năm nào chi nhánh cũng vượt chỉ tiêu huy động, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể, năm 2005 là 3.446 tỷ đồng, bằng 104% kế hoạch đặt ra; năm 2006 là 3.741 tỷ, bằng 109% kế hoạch đặt ra; năm 2007 Chi nhánh đã huy động được 4.503 tỷ đồng, bằng 123% kế hoạch đặt ra. Ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua biểu đồ 1:

Biều đồ 1: tổng số tiền cho vay và huy động từ năm 2004 đến năm 2007 Đạt kết quả cao như vậy là do chi nhánh đã có những giải pháp sau:

- Về nhận thức, chi nhánh xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài vì vậy cần có biện pháp cụ thể trong từng thời điểm cụ thể. Trước

hết là đổi mới phong cách giao dịch văn minh, lịch sự, nhiệt tình, chu đáo nhằm giữ được khách hàng truyền thống, mở rộng được khách hàng mới.

- Nâng cấp, cải tạo quỹ tiết kiệm và điểm giao dịch mẫu, cung cấp nhiều loại dịch vụ Ngân hàng tiện ích nhằm phục vụ tốt hơn và cung cấp dịch vụ ngày càng thuận lợi hơn cho khách hàng.

- Tìm kiếm và chủ động phối hợp với Ban quản lý dự án để thu tiền gửi từ nguồn đền bù giải phóng mặt bằng trên địa bàn quận, với hình thức tổ chức thu lưu động tại địa điểm chi trả tiền đền bù xây dựng.

- Duy trì được quan hệ truyền thống với các đơn vị có số dư tiền gửi lớn như Kho bạc Đống Đa, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông, Công ty Tài chính Dầu khí, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Đài truyền hình Hà Nội, các trường Đại học.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 38 - 39)