Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tín

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 57 - 58)

Bước sang năm 2008, tình hình kinh tế - chính tri- xã hội trong nước và thế giới có nhiều thuận lơi. Đặc biệt là khi nước ta đã gia nhập WTO, đây có thể nói là một bước phát triển mới cho nước ta tuy nhiên nó cũng tạo ra một môi trường cạnh tranh khốc liệt cho các tổ chức kinh tế trong nước với các tổ chức nước ngoài có xu hướng hoạt động ở Việt Nam. Trong đó hệ thông Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài trong khi các ngân hàng của ta vẫn còn kém so với khu vực. Trước tình hình đó Ban lãnh đạo NHCT đã có những chiến lược phát triển tạo đà cho sự hội nhập kinh tế. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động, đây la điều kiện thuận lợi cho ngân hàng hoạt động và phát triển mạnh mẽ về quy mô nhằm thu hút các khách hàng lớn tiềm năng. Nhưng điều này cũng đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng phải nỗ lực phân đấu hơn nữa để thực sự có một quy trình kiểm soát tín dụng chặt chẽ để đánh giá chất lượng của các khoản tín dụng, không chỉ thu hút về mặt lượng mà còn phải về mặt chất tạo sự ổn định và phát triển cho ngân hàng. Có thể nói quản lý rủi ro tín dụng ngày càng thể hiện tầm quan trọng của nó không chỉ đối với hệ thống ngân hàng nói riêng mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế.

* Đối với bản thân ngân hàng:

Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ làm giảm lợi nhuận kinh doanh tức là thu nhập của ngân hàng giảm. Trong bối cảnh hội nhập ngày nay điều đó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô, giảm khả năng thanh toán của ngân hàng. Các khoản cho vay có thể bị mất mát hoặc khó đòi trong khi các khỏan tiền gửi của khách hàng vẫn phải trả lãi đầy đủ thậm chí lãi suất tiền gửi cũng đang phải cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.

Điều này làm mất đi những cơ hội kinh doanh tốt của ngân hàng và điều xấu nhất khi rủi ro xảy ra ở mức độ quá lớn, nguồn vốn của ngân hàng không bù đắp kịp thời thì chắc chắn lòng tin của khách hàng vào ngân hàng sẽ hoàn toàn mất và dẫn tới phá sản nhất là trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

* Đối với nền kinh tế:

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của ngân hàng liên quan đến rất nhiều các thanh phần kinh tế từ hộ gia đình đến các tổ chức kinh tế và cả các tổ chức tín dụng khác. Do đó, kết quả kinh doanh của ngân hàng phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của nền kinh tế và đương nhiên nó phụ thuộc rất lớn vào tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và khách hàng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng không thể có kết quả tốt khi nền kinh tế đang yếu kém và ngược lại quá trình kiểm soát tín dụng của ngân hàng là tốt – các khoản tín dụng được cấp đúng nơi đúng chỗ sẽ tạo đà phát triển sản xuất cho các doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tích cực đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, phòng ngừa quản lý rủi ro tín dụng không chỉ là vấn đề sống còn với ngân hàng mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sự ổn định và phát triển của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 57 - 58)