Thực trạng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 42)

2.2.1. Chính sách cho vay đối với khách hàng

2.2.1.1. Cơ sở của chính sách

Chính sách cho vay của NHCT do hội đồng quản trị phê duyệt và ban hành, khuôn khổ pháp lý chung hướng dẫn hoạt động cho vay của các chi nhánh và cán bộ tín dụng . Nội dung của chính sách được soạn thể trên cơ sở:

- Quy chế bảo đảm tiền vay do chính phủ và ngân hàng nhà nước ban hành - Quy chế cho vay do ngân hàng nhà nước VN ban hành

- Chiến lược, định hướng phát triển của NHCT

2.2.1.2. Nội dung chính sách cho vay của khách hàng

Để đảm bảo an toàn tín dụng, chi nhánh đã có những chính sách cho vay đảm bảo một quy trình chặt chẽ

- Đối tượng vay vốn: Chính sách cho vay của chi nhánh không giới hạn đối tượng vay vốn cụ thể nào, hạn chế đưa ra nhiều chính sách khác nhau cho nhiều đối tượng khác nhau

- Nguyên tắc cho vay: Khách hàng vay vốn của chi nhánh phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Điều kiện cho vay: Chi nhánh xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ các đièu kiện sau:

+ Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm hành vi dân sự theo quy định của pháp luật

+ Mục đích sử dụng vốn hợp lý và đúng theo pháp luật

+ Có năng lực tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn cam kết

+ Có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi, có hiệu quả hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

+ Thực hiện quy định bảo đảm tiền vay theo quy định của chính phủ, ngân hàng nhà nước VN và theo quy định của của NHCTVN.

- Mức cho vay: Trong chính sách cho vay, chi nhánh không quy định một mức cho vay cụ thể nào mà các giám đốc chi nhánh tự quyết định mức cho vay căn cứ theo nhu cầu về vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng, khả năng nguồn vốn của NHCT và tuân theo quy định của pháp luật.

- Lãi suất cho vay: Chi nhánh thực hiên chính sách cho vay linh hoạt, hội sở chính không thực hiện biện pháp quản lý lãi suất cho vay đối với chi nhánh mà thông qua công cụ lãi suất cho vay vốn và các hướng dẫn không mang tính bắt buộc. Các hướng dẫn này thay theo từng thời kỳ nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về tình hình lãi suất trong toàn hệ thống ngân hàng cũng như trên thị trường, qua đó giúp chi nhánh đưa ra một mức lãi suất có lợi cho mình.Với phương thức áp dụng lãi suất linh hoạt này – sẽ có mỗi mức lãi suất đối với từng khoản vay cụ thể do chi nhánh và khách hàng thỏa thuận.

- Bảo đảm tiền vay: Chi nhánh tự xem xét và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trong lựa chọn phương pháp bảo đảm tiền vay nhằm giảm thiểu rủi ro cho khoản vay ở mức thấp nhất.

2.2.2. Nội dung và các quy trình nhằm quản lý rủi ro

Về quy trình tín dụng

Chi nhánh đã đưa ra một quy trình chi tiết và cụ thể về

- Các bước để thực hiện một khoản vay ( từ thu thập thông tin đến khi thu hồi nợ) và những người tham gia vào quy trình( từ cán bộ tín dụng đến giám đốc chi nhánh)

- Quy định rõ các chứng từ như đơn xin vay, phương án kinh doanh, hợp đồng tín dụng…theo các form biểu mẫu chung. Điều này giúp tạo sự thống nhất trong hồ sơ,gây ấn tượng với khách hàng về một hình ảnh ngân hàng chuyên nghiệp.

- Hướng dẫn các bước để xử lý một khoản vay được coi là có vấn đề và các khoản vay quá hạn tại chi nhánh để có thể thu hồi khoản vay một cách nhanh nhất giảm thiểu chi phí cho ngân hàng.

Tóm lại quy trình tín dụng được coi là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của cán bộ tín dụng tại ngân hàng. Nếu cán bộ tín dụng hoạt động đúng trình tự như quy trình tín dụng trên thì rủi ro tín dụng nhất định bị hạn chế.

Về phân loại và xếp hạng khách hàng Khách hàng doanh nghiệp

Với mỗi mức độ rủi ro các ngân hàng sẽ có những quan điểm cấp tín dụng khác nhau, theo bang dưới đây

Bảng 6:

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng

AAA Tiềm lực mạnh, năng lực quản trị tốt, hoạt động hiệu quả có triển vọng, rủi ro được coi là thấp nhất

Đáp ứng tối đa nhu cầu tín dụng với mức lãi suất thấp AA Hoạt động hiệu quả,thiện chí tốt, rủi ro ở mức thấp Đáp ứng nhu cầu tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

với mức lãi suất thấp A Hoạt động hiệu quả, có thiện chí trả nợ vay, rủi ro

ở mức thấp

Ưu tiên đáp ứng nhu cầu tín dụng đặc biệt là các khoản tín dụng trung hạn trở xuống BBB Hoạt động hiệu quả,có triển vọng phát triển song

có một số hạn chế về năng lực quản lý, tài chính, rủi ro ở mức trung bình

Có thể mở rộng tín dụng, không hoặc hạn chế các điều kiện ưu đãi

BB Hoạt động tuy hiệu quả nhưng thấp, tiềm năng tài chính và năng lực quản lý trung bình, rủi ro trung bình

Hạn chế mở rộng tín dụng, tập trung vào các khoản vay ngắn hạn với các biện pháp bảo đảm

B Hiệu quả họat động không cao và dễ bị biến động, khả năng kiểm soát hạn chế

Hạn chế mở rộng tín dụng và thu hồi vốn vay

CCC Hoạt động hiệu quả thấp, năng lực tài chính, trình độ quản lý kém, có thể đã có nợ quá hạn và rủi ro cao

Không mở rộng tín dụng,chỉ thực hiện giãn nợ gia hạn nợ khi có các biện pháp khắc phục khả thi

C Bị thua lỗ và ít có khả năng phục hồi, tình hình tài chính kém, khả năng trả nợ không đảm bảo, quản lý yếu kém và rủi ro cao

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ kể cả xử lý sớm TSĐB

D Thua lỗ trong nhiều năm, tài chính không lành mạnh, có nợ quá hạn, đặc biệt rủi ro

Không mở rộng tín dụng, tìm mọi cách thu hồi nợ. Khách hàng cá nhân

Ngân hàng cũng phân loại khách hàng cá nhân theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao kèm theo các quan điểm của mình.

Bảng 7

Loại Mức độ rủi ro Quan điểm của ngân hàng A+ Thấp Cấp tín dụng mức tối đa

A Thấp Cấp tín dụng mức tối đa A- Thấp Cấp tín dụng mức tối đa

B+ Thấp Cấp tín dụng và hạn mức tùy vào phương án bảo đảm tiền vay B Trung bình Có thể cấp tín dụng dựa vào phương án và bảo đảm tiền vay B- Trung binh Có thể cấp tín dụng dựa vào hiệu quả phương án và bảo đảm

tiền vay

C+ Trung bình Không khuyến khích mở rộng tín dụng mà tập trung thu nợ C Cao Từ chối cấp tín dụng

C- Cao Từ chối cấp tín dụng D Cao Từ chối cấp tín dụng

2.2.3. Về phân loại nợ và trích lập dư phòng rủi ro

NHCT đã có quyết định số 147/ICB ngày 15/04/2006 về “hướng dẫn việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng được quy định theo quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN.Trong quyết định ghi rõ các nhóm nợ cùng với tỷ lệ trích lập dự phòng

Bảng 8.

Các nhóm nợ Tỷ lệ trích lập dự phòng

Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

Nhóm 2: Nợ cần chú ý 5%

Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn 20% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm 4: Nợ nghi ngờ 50%

Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 100% Công thức tính dự phòng cụ thể:

Số tiền phải trích dự phong = (giá trị các khoản nợ - giá trị các TSĐB)* tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Tỷ lệ có thể áp dụng để xác định giá trị TSĐB được quy định chi tiết trong bảng sau:

Bảng 9.

Loại tài sản đảm bảo Tỷ lệ

Số dư trên tài khoản tiền gửi VNĐ tại chi nhánh 100% Số dư trên tài khoản tiền gửi USD tại chi nhánh 95% Trái phiếu chính phủ:

- Thời hạn còn dưới 1 năm - Thời hạn còn lại từ 1 đến 5 năm - Thời hạn còn lại trên 5 năm

95% 85% 80% Thương phiếu, giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng 75% Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70%

Chứng khoán của doanh nghiệp 65%

Bất động sản 50%

Các loại tài sản đảm bảo khác 30%

Ngoài ra ngân hàng còn phải trích lập dự phòng chung bằng 0.75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.Việc trích lập dự phòng theo quy đinh của ngân hàng, chi nhánh thực hiện khá chặt chẽ phần nào giúp chi nhánh giảm thiểu các rủi ro xảy ra.

2.3. Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng của NHCT2.3.1. Những kết quả thu được 2.3.1. Những kết quả thu được

2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ tín dụngTheo thành phần kinh tế Theo thành phần kinh tế

Trong những năm vừa qua Chi nhánh đã thực hiện mở rộng cho vay các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN, thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đến 31/12/2007 là 700 tỉ đồng.

Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12)

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100

Cho vay QD 1218 55,36 876 54,75 500 41.7

Cho vay NQD 982 44.6

4

724 45.25 700 58,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)

Bảng 2.2:Tốc độ cho vay qua các năm

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng dư nợ -0.27 -0,25

1. Cho vay QD -0,28 -0,428

2. Cho vay NQD -0.26 -0.033

Như chúng ta đã biết kinh tế NQD vẫn luôn là tiềm năng lớn của đất nước, nhưng vấn đề thiếu vốn lại là một trong những yếu tố lớn cản trở đến sự phát triển của nó. Kết quả như hiện nay có được là do các doanh nghiệp NQD sản xuất kinh doanh đã phần nào có hiệu quả hơn.

Dư nợ cho vay nền kinh tế giảm là do trong năm chi nhánh đã xử lý rủi ro 115,8 tỷ đồng. Nếu như trước đây năm 2005 cho vay đối với doanh nghiệp NQD là 982 tỉ( chiếm 44.64% trên tổng dư nợ), thì đến năm 2007 cho vay đối với doanh nghiệp NQD là 700 tỉ đồng (chiếm 58,3% trên tổng dư nợ). Từ năm 2005 trở đi tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp NQD đã có sự tăng trưởng với tốc độ tăng của năm 2006/2005 là - 0,27% và tốc độ tăng của năm 2007/2006 là -0.033%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư cho vay của chi nhánh đang dần tiến tới mục tiêu là ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng như định hướng của NHCT Việt Nam

Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng có đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời hay không còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế. Nếu cho vay nhiều mà việc thu hồi nợ không tốt sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Do đó để

đánh giá được chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ta cần phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các thành phần kinh tế thông qua nợ quá hạn (NQH).

Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế.

Đơn vị :tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1. Cho vay QD 1210 100 880 100 500 100 + Nợ quá hạn 10 0.82 22 2.5 58 11,6 2. Cho vay NQD 990 100 720 100 700 100 + Nợ quá hạn 6,85 0.69 1 3,87 0.537 2,74 0.391

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)

Từ kết quả trên ta thấy năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn ở mức độ thấp, nhưng đến năm 2007 khi có sự thay đổi về cơ cấu cho vay của các thành phần kinh tế cũng như có sự thay đổi về các biện pháp quản lý tín dụng mà nợ quá hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế đã giảm đi rất nhiều. Năm 2005 nợ quá hạn đối với cho vay QD chiếm 0.82% trên dư nợ cho vay QD, còn đối với cho vay NQD nợ quá hạn chiếm 0.691% trên dư nợ cho vay NQD; thì đến năm 2007 nợ quá hạn đối với cho vay QD chiếm 11,6% trên dư nợ cho vay QD, còn đối với cho vay NQD nợ quá hạn chiếm 0,391% trên dư nợ cho vay NQD

Như vậy chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư tín dụng, vừa phân tán rủi ro, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của cơ chế thị trường. Chi nhánh đầu tư với nhiều hình thức, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, tín dụng phát triển kinh tế, tín dụng tiêu dùng...

Theo thời gian.

Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHCTĐĐ song cho vay trung dài hạn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Do đó Chi nhánh đã mở rộng đầu tư theo chiều sâu góp phần vào quá trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật bằng cách tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, cho vay trung dài hạn tập trung vào các dự án dổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng mà thị trường đang

và sẽ có nhu cầu là rất cần thiết đối với các ngân hàng trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ gia tăng sử dụng vốn lưu động là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay vốn tín dụng ngắn hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian.

Đơn vị :Tỉ đồng

Chỉ tiêu

2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12)

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100

Cho vay ngắn hạn 1500 68.1 1090 68.1 880 73.3

Cho vay dài hạn 700 31.8 510 31.8 320 26.7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)

Tỷ trọng cho vay dài hạn giảm từ năm 2005 chiếm 31.8% và đến năm 2007 chiếm 26.7 % trong tổng mức dư nợ.Trong khi đó tỉ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 68.1% năm 2005 lên 73.3% năm 2007

Theo đơn vị tiền tệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5 : Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ

Đơn vị: Tỉ đồng,%

N ăm

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ tr ọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100 VNĐ 1778 80,82 1387 86,69 1067 88,92 Ngoại tệ 422 19,18 213 13,31 133 11,08

(Theo nguồn của phòng tín dụng)

Năm 2005 dư nợ VNĐ là 1778 tỉ chiếm 80,82% tổng dư nợ. Năm 2006 là 1387 tỉ chiểm 86,69% tổng dư nợ. Năm 2007 là 1067 tỉ chiếm 88,92% tổng dư nợ. Trong cơ cấu trên tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng tăng, điều đó cho thấy cơ cấu tín dụng là bất hợp lý. Nguyên nhân xảy ra cơ cấu bất hợp lý trên là do chi nhánh NHCTĐĐ mặc dù có nghiệp vụ thanh toán quốc tế song chưa biết tích phát huy hoạt động cho vay ngoại tệ.

Thêm vào đó là môi trường kinh doanh ngoại tệ không mấy thuận lợi như tỷ giá liên tục giảm, thị trường trong nước đang gặp nhiều khó khăn

Qua phân tích trên cho thấy mặc dù Ngân hàng đã có cố gắng song cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ vẫn còn một số bất hợp lý. Chính vì vậy tập thể cũng như ban lãnh đạo NHCT cần có những chính sách hợp lý hơn trong cơ cấu dư nợ này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.

2.3.1.2. Nợ có vấn đề

Đây là những khoản nợ mặc dù chưa đến hạn trả nợ song trong quá trình kiểm tra

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 42)