Quy trình và các phương pháp quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 26 - 30)

Quản lý rủi ro tín dụng được coi là chặt chẽ chỉ khi các nhà quản lý có một chính sách tín dụng an tòan và hiệu quả.Một cơ chế hoạt động quan trọng của ngành ngân hàng chính là cơ chế sàng lọc, qua đó lựa chọn những dự án tốt nhất để cho vay. Phân loại khách hàng để quản lý các khoản tín dụng nhằm tránh những tổn thất có thể xảy ra được coi là nội dung hàng đầu trong quản lý rủi ro tín dụng. Các nhà kinh tế, các nhà phân tích ngân hàng đã sử dụng nhiều mô hình khác nhau để đánh giá độ rủi ro. Các mô hình này rất đa dạng, bao gồm các mô hình phản ánh về mặt định lượng và các mô hình phản ánh về mặt định tính, những mô hình này không mâu thuẫn loại trừ lẫn nhau nên một ngân hàng có thể sử dụng nhiều mô hình để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.

Mô hình định tính về rủi ro tín dụng

Để tìm hiểu và phân tích về người đi vay, cán bộ tín dụng cần nghiên cứu chi tiết 6 khía cạnh – mô hình 6C của người xin vay bao gồm: Character(đặc điểm), Capacity(năng lực), Cash(thu nhập), Collaterat(bảo đảm), Conditions(điều kiện) và Controls(kiểm soát). Nếu tất cả các tiêu chí này là tốt thì rủi ro xảy ra đối với khoản cho vay là rất nhỏ.

- Đặc điểm,tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải tin chắc người vay phải có mục đích rõ ràng phù hợp với chính sách tín dụng hiện hành và sẽ tuân thủ đúng các quy định khi đến hạn trả nợ. Bên cạnh đó phải xem xét người vay có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay hay không, có thiện chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả vay khi đến hạn.

- Năng lực của người đi vay: Nhân viên tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp công ty có đối tác kinh doanh thì cán bộ tín dụng phải biết được thỏa thuận đối tác kinh

doanh để xác định rõ xem ai là người được ủy quyền ký kết hợp đồng tín dụng cho công ty. Một hợp đồng được ký kết bởi những người không được ủy quyền sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn nhiều rủi roc ho ngân hàng.

- Thu nhập của người vay: Có ba khả năng để người vay tạo ra luồng thu nhập cho mình đó là tiền có từ doanh thu hay thu nhập bán hàng; bán thanh lý tài sản, từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào trong ba nguồn thu này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Với ngân hàng luồng tiền có từ doanh thu – thu nhập bán hàng được ưu tiên hơn cả khi đánh giá vì ngân hàng coi đó là nguồn thu căn bản để trả nợ ngân hàng.

- Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi người vay có sở hữu một tài sản tốt để hỗ trợ khoản vay hay không. Đặc biệt phải chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: tuổi thọ, điều kiện, mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ đối với các tài sản của người vay cũng phải đặc biệt chú ý, bởi nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị tài sản giảm rất nhiều và khó tìm được người mua trong trường hợp người vay không trả được nợ.

- Các điều kiện: Cán bộ tín dụng và các nhà phân tích cần nắm rõ xu hướng hiện hành và sự thay đổi môi trường kinh tế đối với ngành nghề kinh doanh của người vay bởi khi các điều kiện này thay đổi sẽ có ảnh hưởng rất lớn hoạt động của người vay,hầu hết các ngân hàng đều phải duy trì các dữ liệu về thông tin khách hàng.

- Kiểm soát: Đặt ra vấn đề người vay phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của ngân hàng và nhà quản lý về chất lượng tín dụng cũng như sự giám sát của ngân hàng trong quá trình hoạt động đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật.

Tóm lại các tiêu chí tín dụng “6C” đảm bảo cho cán bộ tín dụng đánh giá được tư cách của người vay một cách chính xác, qua đó phần nào làm giảm thiểu những rủi ro tín dụng xuất phát từ người đi vay xuống mức thấp nhất.

Mô hình định lượng về rủi ro tín dụng

Bên cạnh việc sử dụng mô hình định tính trong quản lý rủi ro tín dụng các nhà quản lý còn còn sử dụng mô hình định lượng như một công cụ hữu hiệu. Dưới đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng mà các ngân hàng thường áp dụng như một quy trình trong quản lý rủi ro.

Đại lượng Z là thước đo tổng hợp nhằm phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay. Nó phụ thuộc vào:

1. Trị số của các chỉ số tài chính của ngưòi vay ( Xj)

2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ

Ta có mô hình tính điểm như sau:

Z1 = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5 với:

X1 = Tỷ số “ Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản” X2 = Tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản”

X3 = Tỷ số “ Lợi nhuận trước thuế và lãi / Tổng tài sản” X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5 = Tỷ số “Doanh thu / Tổng tài sản”

Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi Z thấp hoặc là âm là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình này bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1,81 phải được xếp vào nhóm rủi ro cao. Tuy nhiên mô hình điểm số tín dụng cũng có một số hạn chế sau:

Mô hình trên chỉ phân biệt được khách hàng thành hai nhóm là “ Vỡ nợ” và “không vỡ nợ”. Nhưng trong thực tế thì vỡ nợ lại được phân thành nhiều loại từ không trả hay chậm trễ trong trả lãi đến việc không hoàn trả gốc và lãi.

Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến và tầm quan trọng của các biến số theo thời gian dù là trong ngắn hạn. Tương tự các biến X cũng không phải là bất biến đặc biệt là khi tập thể kinh doanh thường xuyên biến đổi, không phụ thuộc mô hình trên còn giả thuyết rằng Xj là hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc, không tính tới 1 số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưng làm ảnh hưởng đáng kể điểm số mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng

Có thể nhận thấy với mô hình cho điểm này thường không sử dụng các thông tin đại chúng có sẵn như: giá cả thị trường của các tài sản tài chính…

• Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng :

Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng gồm : Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác.

Mô hinh cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sử dụng 7---> 12 hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 ---.> 10

BẢNG 2: Mô hình cho điểm tín dụng của chi nhánh NHCTĐĐ

STT Các hạng mục xác định chất lượng tín dụng Điểm số 1 Nghề nghiệp của người vay

Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh Công nhân ít có kinh nghiệm.

Nhân viên văn phòng. Sinh viên.

Công nhân không có kinh nghiệm. Công nhân bán thất nghiệp.

10 8 7 9 4 2 2 Trạng thái nhà ở Nhà riêng

Nhà thuê hay căn hộ

Số người cùng bán hay người thầu

6 4 2 3 Xếp hạng tín dụng Tốt Trung bình Không có hồ sơ Tồi 12 5 2 0 4 Kinh nghiệm nghề nghiệp

Nhiều hơn 1 năm Từ 1 năm trở xuống

5 2 5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

Nhiều hơn 1 năm Từ 1 năm trở xuống 2 1 6 Điện thoại cố định Có Không 2 0

7 Số người sống cùng Không Một Hai Ba Nhiều hơn 3 3 3 4 4 2 8 Các khoản tại NH

Cả tài khoản tiết kiệm và phát hánh séc Chỉ tài khoản tiết kiệm

Chỉ tài khoản phát hành séc Không có 4 3 2 0

Khách hàng có điểm cao nhất là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm. Trên cơ sở đó ngân hàng hình thành một khung chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số như sau:

Bảng 3:

Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng

29-30 điểm Cho vay đến 500$

31-33 điểm 1000$

34-36 điểm 2500$

37-38 điểm 3500$

39-40 điểm 5000$

41-43 điểm 8000$

Mô hình này loại bỏ được sự nhận xét chủ quan trong quá trình cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của NH. Tuy nhiên mô hình này càng có 1 số nhược điểm không thể tự điều chỉnh nhanh chóng để khách hàng ứng với nhiều thay đổi trong nền kinh tế và thay đổi trong cuộc sống gia đình.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w