Qua phân tích thực trạng cũng như dư nợ tín dụng của chi nhánh NHCTĐĐ ta thấy cơ cầu tín dụng vẫn còn một số bất cập. Chính những bất hợp lý này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. Vì vậy cần xây dựng một cơ cấu tín dụng hợp lý để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng, mặt khác nó cũng làm tăng khả năgn cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Để thực hiện được điều đó trong những năm tới Chi nhánh có thể thực hiện qua một số định hướng phát triển như sau:
- Mở rộng cho vay trung và dài hạn bằng cách tìm kiếm các dự án lớn có tính khả thi cao để tạo bước đột phá về loại cho vay này. Áp dụng cho vay đồng tài trợ đối với các dự án lớn hoặc các dự án thấy cần phải tập trung phân tích, thẩm định ở trình độ cao của nhiều Ngân hàng để san sẻ rủi ro.
- Tiếp tục mở rộng cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Ngân hàng cần chú trong hơn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi cơ cấu kinh tế nước ta phù hợp với loại hình doanh nghiệp nay và các doanh nghiệp này đều có tính cạnh tranh cao như ngành may mặc, chế biến, giày da…Đây cũng chính là giải pháp giúp Chi nhánh tăng tỷ trọng dư nợ có tài sản bảo đảm.
- Mở rộng cho vay xuất nhập khẩu. Đây cũng là một cách đa dạng hoá, Chi nhánh cần có chính sách nâng cao trình độ nghiệp vụ của hoạt động kinh doanh đối ngoại và quảng bá hoạt động này để thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ này tại Chi nhánh. Đi đôi với việc thực hiện Chi nhánh phải có chính sách ưu đãi tín dụng xuất khẩu như ưu đãi lãi suất, phí dịch vụ, điều kiện tín dụng.
3.4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chinhánh NHCT ĐĐ