Cơ cấu dư nợ tín dụng

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 47 - 51)

Theo thành phần kinh tế

Trong những năm vừa qua Chi nhánh đã thực hiện mở rộng cho vay các thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN, thực hiện ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân. Tỷ trọng dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đến 31/12/2007 là 700 tỉ đồng.

Bảng 2.1: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12)

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100

Cho vay QD 1218 55,36 876 54,75 500 41.7

Cho vay NQD 982 44.6

4

724 45.25 700 58,3

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)

Bảng 2.2:Tốc độ cho vay qua các năm

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2006/2005 2007/2006

Tổng dư nợ -0.27 -0,25

1. Cho vay QD -0,28 -0,428

2. Cho vay NQD -0.26 -0.033

Như chúng ta đã biết kinh tế NQD vẫn luôn là tiềm năng lớn của đất nước, nhưng vấn đề thiếu vốn lại là một trong những yếu tố lớn cản trở đến sự phát triển của nó. Kết quả như hiện nay có được là do các doanh nghiệp NQD sản xuất kinh doanh đã phần nào có hiệu quả hơn.

Dư nợ cho vay nền kinh tế giảm là do trong năm chi nhánh đã xử lý rủi ro 115,8 tỷ đồng. Nếu như trước đây năm 2005 cho vay đối với doanh nghiệp NQD là 982 tỉ( chiếm 44.64% trên tổng dư nợ), thì đến năm 2007 cho vay đối với doanh nghiệp NQD là 700 tỉ đồng (chiếm 58,3% trên tổng dư nợ). Từ năm 2005 trở đi tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp NQD đã có sự tăng trưởng với tốc độ tăng của năm 2006/2005 là - 0,27% và tốc độ tăng của năm 2007/2006 là -0.033%. Điều này chứng tỏ rằng hoạt động đầu tư cho vay của chi nhánh đang dần tiến tới mục tiêu là ngân hàng của mọi thành phần kinh tế và của toàn dân phù hợp với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam cũng như định hướng của NHCT Việt Nam

Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng có đảm bảo được mức độ an toàn và sinh lời hay không còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế. Nếu cho vay nhiều mà việc thu hồi nợ không tốt sẽ gây tổn thất rất lớn cho ngân hàng. Do đó để

đánh giá được chất lượng tín dụng đối với các thành phần kinh tế ta cần phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn của các thành phần kinh tế thông qua nợ quá hạn (NQH).

Bảng 2.3: Hiệu quả sử dụng vốn vay của các thành phần kinh tế.

Đơn vị :tỉ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1. Cho vay QD 1210 100 880 100 500 100 + Nợ quá hạn 10 0.82 22 2.5 58 11,6 2. Cho vay NQD 990 100 720 100 700 100 + Nợ quá hạn 6,85 0.69 1 3,87 0.537 2,74 0.391

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)

Từ kết quả trên ta thấy năm 2005 hiệu quả sử dụng vốn ở mức độ thấp, nhưng đến năm 2007 khi có sự thay đổi về cơ cấu cho vay của các thành phần kinh tế cũng như có sự thay đổi về các biện pháp quản lý tín dụng mà nợ quá hạn đối với tất cả các thành phần kinh tế đã giảm đi rất nhiều. Năm 2005 nợ quá hạn đối với cho vay QD chiếm 0.82% trên dư nợ cho vay QD, còn đối với cho vay NQD nợ quá hạn chiếm 0.691% trên dư nợ cho vay NQD; thì đến năm 2007 nợ quá hạn đối với cho vay QD chiếm 11,6% trên dư nợ cho vay QD, còn đối với cho vay NQD nợ quá hạn chiếm 0,391% trên dư nợ cho vay NQD

Như vậy chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng đa dạng hoá hình thức đầu tư tín dụng, vừa phân tán rủi ro, vừa đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của cơ chế thị trường. Chi nhánh đầu tư với nhiều hình thức, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn, tín dụng phát triển kinh tế, tín dụng tiêu dùng...

Theo thời gian.

Cho vay ngắn hạn là hoạt động chủ yếu của chi nhánh NHCTĐĐ song cho vay trung dài hạn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp ở nước ta trong điều kiện hiện nay. Do đó Chi nhánh đã mở rộng đầu tư theo chiều sâu góp phần vào quá trình đổi mới trang thiết bị kỹ thuật bằng cách tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn, cho vay trung dài hạn tập trung vào các dự án dổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, đầu tư mở rộng quy mô sản xuất với những doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng mà thị trường đang

và sẽ có nhu cầu là rất cần thiết đối với các ngân hàng trên cơ sở phát triển sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ gia tăng sử dụng vốn lưu động là điều kiện thuận lợi để ngân hàng cho vay vốn tín dụng ngắn hạn.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thời gian.

Đơn vị :Tỉ đồng

Chỉ tiêu

2005 (31/12) 2006 (31/12) 2007 (31/12)

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

Tổng dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100

Cho vay ngắn hạn 1500 68.1 1090 68.1 880 73.3

Cho vay dài hạn 700 31.8 510 31.8 320 26.7

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Chi nhánh NHCTĐĐ)

Tỷ trọng cho vay dài hạn giảm từ năm 2005 chiếm 31.8% và đến năm 2007 chiếm 26.7 % trong tổng mức dư nợ.Trong khi đó tỉ trọng cho vay ngắn hạn tăng từ 68.1% năm 2005 lên 73.3% năm 2007

Theo đơn vị tiền tệ

Dư nợ cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ trọng quá cao. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5 : Dư nợ phân theo đơn vị tiền tệ

Đơn vị: Tỉ đồng,%

N ăm

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ tr ọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 2200 100 1600 100 1200 100 VNĐ 1778 80,82 1387 86,69 1067 88,92 Ngoại tệ 422 19,18 213 13,31 133 11,08

(Theo nguồn của phòng tín dụng)

Năm 2005 dư nợ VNĐ là 1778 tỉ chiếm 80,82% tổng dư nợ. Năm 2006 là 1387 tỉ chiểm 86,69% tổng dư nợ. Năm 2007 là 1067 tỉ chiếm 88,92% tổng dư nợ. Trong cơ cấu trên tỷ trọng dư nợ bằng VNĐ có xu hướng tăng, điều đó cho thấy cơ cấu tín dụng là bất hợp lý. Nguyên nhân xảy ra cơ cấu bất hợp lý trên là do chi nhánh NHCTĐĐ mặc dù có nghiệp vụ thanh toán quốc tế song chưa biết tích phát huy hoạt động cho vay ngoại tệ.

Thêm vào đó là môi trường kinh doanh ngoại tệ không mấy thuận lợi như tỷ giá liên tục giảm, thị trường trong nước đang gặp nhiều khó khăn

Qua phân tích trên cho thấy mặc dù Ngân hàng đã có cố gắng song cơ cấu tín dụng theo đơn vị tiền tệ vẫn còn một số bất hợp lý. Chính vì vậy tập thể cũng như ban lãnh đạo NHCT cần có những chính sách hợp lý hơn trong cơ cấu dư nợ này nhằm hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra đối với ngân hàng.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng công thương chi nhánh đống đa (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w