- Bộ NN&PTNT, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Hội Thủy lợi TP.HCM và các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề ngập nước đã cùng đưa ra những giải pháp
3.2.4. Khắc phục những bất cập trong quản lý.
Giải pháp để giải quyết dứt điểm ngập lụt là cần phải có quy hoạch đô thị hợp lý mang tính tổng thể, kết nối giữa các quận huyện, đồng bộ toàn thành phố. Trong đó phải tính đến việc tạo sự cân bằng giữa lượng nước đến và lượng nước đi, bằng cách
vừa tăng cường thêm đường ống thoát nước đồng thời phải tổ chức xây dựng các hồ chứa để điều hòa lượng nước mưa không bị ứ đọng, gây ngập lụt dây chuyền tại nhiều khu vực .
Trước hết, phải có sự hợp tác giữa các quy hoạch ngành liên quan khác. Mà trước hết, quy họach đô thị hợp đồng chặt chẽ với quy hoạch sử dụng tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất. Cần có sự bàn thảo với cơ quan quản lý và sử dụng đất đai, cơ quan quản lý môi trường đất để thống nhất đất ở đâu sử dụng vào xây nhà, đất ở đâu làm đường. Hoặc, xây nhà máy xây ở đâu thì không ô nhiễm môi trường đất, và xác định chợ búa, nhà dân ở trên đất nào thì hợp lý nhất, vị trí đất nào thì tốt nhất. Quy hoạch đô thị phải có sự kết hợp giữa ngành xây dựng với ngành cấp nước với ngành điện với ngành đường với ngành điện thoại. Tránh tình trạng, khi nhà xây xong, phải dời, đường vừa xong lại đào lên, mới hạn chế lô cốt thi nhau mọc lên. Các nhà lãnh đạo TP phải có nhiều chuyến đi kiểm tra thực địa và chỉ đạo các sở - ngành chức năng đẩy nhanh tiến độ các hạng mục công trình chống ngập quan trọng trên địa bàn thành phố, chấn chỉnh tình trạng xả rác, chất thải, thi công gây cản trở tiêu thoát nước và đưa những trục cống thoát nước chính đã hoàn thành vào quản lý, vận hành; yêu cầu đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành đấu nối các cốn băng ngang đường vào các trục thoát nước chính đã hoàn thành; ưu tiên nạo vét, khai thông các cửa xả dọc tuyến đại lộ Đông – Tây và dự án vệ sinh môi trường thành phố lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè đang còn 92 điểm bị chặn dòng chảy cần phải nhanh chóng đẩy nhanh tiến độ.
Cho đến nay, giới khoa học và quản lý vẫn chưa lượng hóa được bằng các số liệu khoa học các nguyên nhân gây nên ngập lụt, từ yếu tố mưa, lũ, triều cường hay do chính quy hoạch gây nên. "Các số liệu chung chung, dựa trên những cảm tính, rất khó nhận được sự quan tâm của nhà nước, của cộng đồng và của giới tài trợ quốc tế để có các giải pháp giải quyết tận gốc". Cần phải tìm ra các phương pháp để thu lại những số liệu cụ thể chính xác để thông tin rộng rãi trên các phương tiện với các nhà khoa học và người dân cùng tìm cách đối phó với tình hình lội ngập diễn ra ngày một phức tạp và trầm trọng hơn.
Các nhà lãnh đạo TP không được cấp phép san lấp kênh rạch và thay bằng các đường cống để tiêu thoát nước. Việc tiêu thoát nước bằng cống sẽ không bao giờ hơn được so với tiêu nước bằng kênh rạch vì cống sau một thời gian sử dụng sẽ dẫn tới hư hỏng và tắc nghẽn.