- Chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng Bởi trong quá trình thi công, các nhà
2.2.4. Ngập lụt làm mất diện tích mặt bằng
TP.HCM sẽ có những nơi bị nhấn chìm vĩnh viễn: “Nếu mực nước biển dâng cao hơn dự báo 26cm vào năm 2050 sẽ tác động rất lớn tới rừng ngập mặn Cần Giờ và một số khu vực ở TP.HCM bị nhấn chìm vĩnh viễn”- ông Jeremy Carew Reid, Giám đốc Trung tân quốc tế về Quản lý môi trường (ICEM). Cụ thể, hàng loạt các công trình giao thông như đường sắt, tàu điện ngầm (đang xây dựng), hệ thống cảng biển mới di chuyển ra vùng ngoại thành… sẽ nằm trong vùng ngập úng.
2.3. THỰC TRẠNG LỘI NGẬP TP.HCM
Sau gần năm năm (2001-2005) thực hiện kế hoạch chống ngập, TP.HCM mới xóa được 56/100 điểm ngập, nhưng có thêm gần 30 điểm ngập mới phát sinh. Kết quả ấy chưa tương xứng với công sức, tiền bạc và sự mong mỏi của người dân. Đến nay còn rất nhiều điểm thường xuyên ngập nước sau mưa và triều cường.
- Đáng kể nhất là khu vòng xoay Phú Lâm, cửa ngõ phía tây thành phổ, bao gồm các đường: Hậu Giang, Hùng Vương, Kinh Dương Vương, Minh Phụng. Tại quận Bình Thạnh, các đường Chu Văn An, Bùi Đình Túy, Đinh Bộ Lĩnh, Bạch Đằng hay Miếu Nổi cũng thường xuyên bị ngập nặng do mưa và triều cường. Ở khu vực ngã tư Bốn Xã, thuộc quận Bình Tân, nơi có tốc độ đô thị hóa cao, tình trạng ngập úng còn kinh hoàng hơn. Những nơi này trước kia vốn là vùng ruộng trũng nhiều bàu, ao, kênh, rạch, nay bị lấp đi, thay vào đó là hàng trăm căn nhà, nhiều công trình mới mọc lên theo kiểu mạnh ai nấy làm, trong khi hệ thống thoát nước chưa được chú ý đúng mức nên cứ mưa xuống là đường bị ngập. Nhiều nơi chìm sâu trong nước 2-3 ngày mới rút, gây khổ cực, phiền phức cho hàng nghìn hộ dân. Khu vực bán đảo Thanh Đa (Bình Thạnh), đường Mễ Cốc 1, 2 (quận 8), khu Ba Bò (Thủ Đức) cũng là những nơi khá “nổi tiếng” vì ngập úng. Ngay cả khu vực gần kênh rạch vẫn bị ngập như quận Tân Bình, cạnh kênh Nhiêu Lộc, hay như vùng nằm dọc theo sông Bến Cát, quận Gò Vấp.
- Theo số liệu thống kê từ Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP năm 2007 toàn TP.HCM có khoảng 163 điểm thường xuyên bị ngập nước kéo dài
khắp 24/24 quận huyện, trong đó 96 điểm là ngập thường xuyên và 67 điểm ngập do triều cường. Năm 2007 là năm có mực nước triều cường cao nhất trong 50 năm trở lại đây.
- Trong năm 2010, Trung tâm sẽ cố gắng xóa 40% số điểm ngập nước của TP. HCM. Hiện nay, toàn thành phố còn khoảng 100 điểm ngập chủ yếu do mưa trong đó khu vực nội thành có đến 60 điểm. Nhiều nhất trên các tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh, Điện Biên Phủ, D2, D3, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Quận Bình Thạnh), Cao Thắng (Quận 3), Trần Xuân Soạn (Quận 7)….
Trên thực tế, trong vòng nửa năm qua, người TP HCM phải chịu đựng nhiều hơn tình trạng bị ngập nước, kể cả sau những cơn mưa nhỏ với cường độ 40-50 mm hoặc nhiều khu vực chưa bao giờ chìm trong nước nhưng người dân cũng phải lội bì bõm.
Bảng 6:Ý kiến bạn đọc về tình trạng ngập nước tại TP HCM
Nguồn: VnExpress.net.
Kết quả khảo sát ý kiến bạn đọc của VnExpress.net về tình trạng ngập nước tại thành phố tuần qua cho thấy, đến trên 80% trong số gần 12.000 người tham gia biểu quyết cho rằng Sài Gòn đang ngập nặng hơn so với trước. Hơn 10% nhận xét tình
trạng bị nước nhấn chìm thành phố vẫn chưa được cải thiện. Chỉ 2,3% ý kiến nói rằng, TP HCM đỡ ngập hơn xưa.
Một thực tế khác, hiện những kênh rạch thoát nước tự nhiên của thành phố đang bị lấn chiếm và san lấp tùy tiện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt cao hơn. Đại diện Khu Đường sông cho biết, tình hình lấn chiếm sông, kênh, rạch trên địa bàn TPHCM có chiều hướng gia tăng. Hiện tại có 182 vị trí sông, kênh, rạch bị lấn chiếm; tập trung nhiều nhất là: quận 7 (49 vị trí), quận 8 (39 vị trí), huyện Bình Chánh (24 vị trí), huyện Nhà Bè (15 vị trí) (theo báo cáo hội thảo bàn về các giải pháp chống ngập ở TPHCM ngày 28-5-2010.
Trong những năm qua, Đảng bộ và chính quyền thành phố đề ra nhiều chủ trương, giải pháp, chỉ đạo thực hiện trong công tác chống ngập và đã đạt được những kết quả nhất định. Đã phối hợp với các Bộ - Ngành trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước đến năm 2020, quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh; nhiều công trình, dự án từ nguồn vốn ngân sách được triển khai cùng với 3 dự án thoát nước sử dụng vốn ODA với mục tiêu: Nạo vét, cải tạo kênh rạch nội thành, xây dựng bổ sung hệ thống cống cấp 2-3, hệ thống thu gom và xử lý nước thải (dự án Vệ sinh môi trường lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, dự án Cải thiện Môi trường nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – kênh Tẻ, kênh Đôi giai đoạn I, dự án Nâng cấp Đô thị lưu vực Tân Hóa – Lò Gốm); đã hoàn thành đưa vào vận hành 2 nhà máy xử lý nước thải có công suất xử lý trên 60 triệu m3 nước thải/năm, 184km cống thoát nước mới xây lắp và nhiều tuyến đê bao, cống kiểm soát triều vào quản lý, khai thác góp phần kéo giảm và xóa được nhiều điểm ngập.
Tuy nhiên, tình hình ngập nước vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế; các điểm ngập tuy có giảm về số lượng và mức độ ngập nhưng vẫn chưa tạo ra những chuyển biến có tính đột phá nhất là các điểm ngập do mưa tại vùng trung tâm; chưa khống chế tình trạng phát sinh các điểm ngập mới nhất là trên các địa bàn quận mới đô thị hóa và các vùng ven ngoại thành; việc xóa, giảm các điểm ngập do triều cường chỉ mới triển khai các dự án kiểm soát triều cục bộ; các dự án kiểm soát triều trên diện rộng đang trong giai đoạn nghiên cứu lập dự án.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan do địa hình thành phố trũng thấp, chịu ảnh hưởng nặng của thủy triều và những tổ hợp bất lợi của mưa, triều, lũ; cường độ mưa có xu hướng gia tăng làm chu kỳ tràn cống thực tế bị giảm xuống khiến hệ thống cống bị quá tải gây ngập thì những nhân tố chủ quan cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gia tăng mức độ ngập của các điểm ngập hiện hữu và xuất hiện các điểm ngập mới như sau:
- Trong quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị chưa thực hiện mạnh mẽ và hiệu quả những quy định về bảo vệ hệ thống thoát nước, kênh rạch, vùng đệm, vùng trũng điều tiết nước; chưa có những quy định phù hợp về bù đắp diện tích mặt nước bị san lấp và ngăn chặn việc gia tăng hệ số chảy tràn;
- Hạ tầng thoát nước phát triển không đồng bộ với quá trình đô thị hóa; chỉ đạt 1/4 chiều dài cần xây dựng phát triển đến năm 2020, thường xuyên bị quá tải do thiết kế, xây lắp và khâu quản lý vận hành thiếu đồng bộ trong khi nhiều tuyến kênh rạch thoát nước quan trọng không được nạo vét đúng kỹ thuật do tình trạng lấn chiếm làm chặn hướng thoát nước;
- Tiến độ thực hiện các dự án quy mô lớn được xem là một giải pháp đột phá để thực hiện chương trình chống ngập chưa đạt tiến độ về thời gian và khối lượng; việc tổ chức thi công có khiếm khuyết làm ảnh hưởng đến hệ thống thoát nước (nhiều công trình đã hoàn thành trục chính nhưng chưa kết nối đồng bộ với hệ thống thoát nước hiện hữu, việc thi công của các nhà thầu thiếu biện pháp dẫn dòng, gây bít dòng chảy, cửa xả,...).
Công tác chống ngập tại thành phố Hồ chí Minh trước đây do nhiều đơn vị cùng tham gia: Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Do nhiều đơn vị cùng tham gia nên có những bất cập trong công tác quản lý và điều hành, trước tình hình đó Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước (03/2008), đây là cơ quan độc lập trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện các chương trình, dự án thoát nước, chống ngập trên địa bàn thành phố. Trung tâm thay mặt, giúp Ủy ban nhân dân thành phố làm chủ sở hữu, tổ
chức quản lý toàn bộ hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, làm chủ các dự án đầu tư về chương trình chống ngập nước và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác có liên quan đến lĩnh vực thoát nước chống ngập, xử lý nước thải. Có thể coi đây là việc làm mới có tính đột phá của thành phố Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 3