Thay đổi hướng phát triển của thành phố.

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 51 - 52)

- Bộ NN&PTNT, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, Hội Thủy lợi TP.HCM và các nhà khoa học quan tâm tới vấn đề ngập nước đã cùng đưa ra những giải pháp

3.2.3. Thay đổi hướng phát triển của thành phố.

Cách nay 150 năm, những người quy hoạch thành phố Sài Gòn - Gia Định đã đề ra những phương án đối phó với lũ lụt . Năm 1968, nhóm kiến trúc sư do ông Lê Văn Lắm lãnh đạo đã công bố “Dự án thiết kế Thủ đô Sài Gòn”. Đây là một dự án được coi là thực tế và có nhiều sáng tạo nhất so với các đề án khác cùng thời. Dự án

nghiên cứu từ lịch sử, địa lý đến điều tra xã hội học, từ quy hoạch cũ đến trạng thái kế hoạch mới theo giả định, từ thiết kế công trình đến kế hoạch trù liệu tài chính. Dự án này có một điểm quan trọng nhất là xác định trục phát triển chính của thành phố. Theo ông Lắm, thành phố chỉ nên phát triển và mở rộng ra theo trục xa lộ Biên Hòa, hướng về phía Bắc Sài Gòn, đồng thời “thiết lập một đô thị Sài Gòn mới song hành với Sài Gòn cũ”. Cho đến trước 1975, các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch danh tiếng của Pháp cũng như của Việt Nam như Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, Kỹ sư Trần Lê Quang đều thống nhất cao về hướng phát triển chính của thành phố là phía bắc, đông bắc (Thuận An, Biên Hòa) và tây bắc (Củ Chi).

Các chuyên gia hiện nay cũng đồng quan điểm với người xưa nên hạn chế tối đa đô thị hoá nhà cao tầng ở vùng Đông Nam Thành Phố, nếu cần chỉ làm nhà vật liệu nhẹ, nhà sàn. Không nên đắp những con đường như đường Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Thị Thập hiện nay. Nên phát triển công nghiệp và đô thị hóa về hướng Bắc- Đông Bắc (Thuận An-Bình Dương – Biên Hòa) và Tây Bắc (Củ Chi) đồng thời đưa ra khuyến cáo do TP có độ dốc từ Bắc xuống Nam vì vậy không nên phát triển công nghiệp và đô thị hóa về hướng Nam và Đông Nam (Nhà Bè, Cần Giờ, một phần Bình Chánh) bởi nơi đây là chỗ chứa nước của thành phố khi mưa lớn. Đó là những yếu tố có thể vận dụng có hiệu quả vào chống ngập nước tại TP Hồ Chí Minh hiện nay, bởi TP HCM trước đây có 1/3 diện tích là vùng bán ngập, nghĩa là khi nước lớn đã có túi chứa là tràn vào đồng, nước ròng rút ra, vì vậy khu vực nội thành không bị ngập. Ai cũng biết nguyên nhân là bởi chưa giải quyết căn cơ theo bản chất vật lý của khu vực bị ngập nước và khu vực nhận nước tiêu thoát, cũng như tính mất cân bằng của lưu vực đô thị trong quá trình đô thị hóa. Do đó giải quyết nước ngập bằng cách tôn cao mặt đường, đặt trạm bơm tại các điểm ngập nước cũng chỉ là nhất thời và bài toán thoát nước không những không giải quyết được tối ưu mà còn phức tạp hơn bởi nâng nền hoặc bơm nước chống ngập ở chỗ này sẽ là dồn nước gây ngập cho chỗ khác.

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w