Ảnh hưởng của lội ngập đến kinh tế

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 37 - 39)

- Chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng Bởi trong quá trình thi công, các nhà

2.2.2.Ảnh hưởng của lội ngập đến kinh tế

Ngập lụt gây thiệt hại rất lớn cho TPHCM, kể cả thiệt hại trực tiếp về vật chất cũng như gián tiếp về kinh tế, đời sống và môi trường thì ước tính tổng thiệt hại lên đến hàng chục ngàn tỉ đồng. Cụ thể, theo kết quả tính toán dựa trên các số liệu thu thập 12 năm của Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM thì hàng năm, ngập lụt gây thiệt hại trực tiếp 15 triệu đồng/ha, thiệt hại gián tiếp là 10 triệu đồng/ha, thiệt hại nông nghiệp là 3 triệu đồng/ha, thiệt hại công trình là 3 triệu đồng ha. Mỗi năm, nội thành TPHCM có hàng trăm điểm ngập do triều cường và mưa, ngoại thành TP cũng hứng chịu vài chục vụ vỡ bờ bao, gây ngập lụt.

Hình 13: Buồn hiu hắt tại chợ Thanh Đa Cây xăng ngưng hoạt động vì nước ngập trong buổi chiều mưa ngập lênh láng.

- Kinh phí để thực hiện công tác chống ngập của TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2010 vào khoảng 390 tỷ đồng. Còn năm 2009, TP.HCM đã dành 340 tỷ đồng để thực hiện 37 dự án chống ngập nước. Thành phố đã chi hàng trăm triệu USD từ nguồn vốn vay ODA xử lý tình trạng ngập nước bằng nạo vét các lưu vực, làm đê bao, bơm nước... Quận Bình Thạnh đã chi phí 170 tỷ cho dự án đê bao 400 ha (Bình Triệu- Bình Lợi- Rạch Lăn- Cầu Bông) mới ngăn được cửa Bình Triệu, giảm ngập được ở các đường Đinh Bộ Lĩnh, Chu Văn An, Nguyễn Xí, Bùi Đình Tuý. Nhưng đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đoạn phường 14 vẫn ngập; hay đê bao đường Nguyễn Văn Luông (Quận 6) cũng không ngăn nổi ngập lụt. Một số chuyên gia đã ước tính thiệt hại do ngập lụt toàn thành phố từ 2010 đến 2020 lên đến 1500 tỷ đồng.

- Ngoài ra, theo nhóm nghiên cứu thì nếu TP không bị ngập sẽ tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế cao hơn vì không hạn chế sản xuất, thu hút vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn, giá đất tăng, chi phí vận chuyển giảm… Ước tính nếu không bị ngập lụt ảnh hưởng đến các mặt đời sống TP thì có khả năng tạo cơ hội cho GDP (tổng sản phẩm nội địa) thành phố tăng trưởng thêm khoảng 4,3%/năm. Nhóm nghiên cứu dựa trên tổng sản phẩm nội địa của TPHCM năm 2009 là 332.000 tỷ đồng để xác định phần thiệt hại do mất cơ hội tăng trưởng kinh tế này là hơn 8.000 tỉ đồng/năm. Những số liệu trên được đưa ra qua kết quả nghiên cứu của nhóm thực hiện dự án “Quy hoạch chi tiết tuyến đê bao, cống nhỏ dưới đê và các hồ điều tiết nước mưa

phục vụ chống ngập úng khu vực TPHCM” (thuộc Viện Thủy lợi và Môi trường). Từ những con số trên cho thấy được thiệt hại rất lớn đến thu nhập của toàn xã hội do ngập lụt gây ra là rất nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 37 - 39)