GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LỘI NGẬP 3.1.NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 46 - 48)

- Chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng Bởi trong quá trình thi công, các nhà

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG LỘI NGẬP 3.1.NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC

3.1.NGUYÊN TẮC KHẮC PHỤC

Trong giải pháp tổng thể, cần kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội. Không vì mục đích kinh tế mà bỏ qua các vấn đề về môi trường. Phải xuất phát từ nguyên lý cân bằng nước, tổng lượng nước mưa và nước thải không vượt quá lượng nước tiêu thoát qua hệ thống cống, sông, kênh rạch. TP.HCM hình thành, phái triển trên vùng đất ngập triều. Vì vậy, khi xây dựng các hệ thống thoát nước cần căn cứ vào tình hình mỗi lưu vực sông - rạch, lạch - triều. Phải tính toán kỹ diện tích đất, mặt thoáng cần giữ lại không được san lấp để duy trì hệ sinh thái, duy trì diện tích đất tự nhiên, điều tiết nước mưa - nước triều.

Vùng đất trũng của thành phố là những phần thuộc phía Tây Nam, Đông và Nam là những vùng có độ cao so với mặt nước biển chỉ từ 0,5-l,0m. Vì vậy, khi xây dựng các công trình tại khu vực này cần chú ý xây dựng dọc theo các tuyến thoát nước, tránh không nên xây ngăn tuyến thoát nước, gây ngập lụt.

Trong qui hoạch xây dựng thành phố cần chú ý tỉ lệ thích hợp giữa diện tích bêtông hóa và diện tích đất trống, mặt thoáng như chú ý tỉ lệ cây xanh và mặt nước. Bảo vệ tuyệt đối một tỉ lệ an toàn về diện tích và thể tích chứa nước của kênh rạch, bàu, đìa, ao chuôm vì đó là những hồ điều hòa tự nhiên vô giá. Một nửa đô thị TP.HCM là đô thị ngập triều. Vì vậy, khi thiết kế nhà cửa, xây dựng đô thị phải hết sức lưu ý tránh những hậu quả triều cường, tránh ngập bẩn và ngập mặn.

Phải giữ đúng nguyên tắc giải quyết thoát nước theo lưu vực tự nhiên, không quản lý theo đơn vị hành chính.

Không xây nhà cao tầng ở những vùng quá thấp, trũng, đất không nền. Cần tính đến mực nước biển dâng do trái đất nóng lên.

3.2. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CỤ THỂ3.2.1. Giải pháp xây cống chống ngập 3.2.1. Giải pháp xây cống chống ngập

- Đối với vùng cao: Không nối thêm ống cống vào các đường cống cũ, để nhận thêm lượng thải quá dung tích lưu vực. Xây dựng các đoạn cống thoát nước mới bên cạnh các đoạn cống thoát nước quá tải để biến thành không quá tải. Cuối đoạn cống mới này lắp van một chiều để chủ động thoát nước tự chảy hoặc thay vào đoạn cống mới là một hồ điều hoà dạng chìm ở những nơi có điều kiện địa hình cho phép như ở công viên, dưới vòng xoay, dưới vườn hoa..., lượng nước này có thể được dùng cho cứu hỏa, tưới cây, rửa đường...

- Đối với vùng ngập do triềudo mưa: Không làm thêm các đường cống nối từ đường này với đường khác mà tạo thêm hệ thống cống lấy và dẫn nước mưa vùng phía Bắc, đổ trực tiếp ra sông Sài Gòn, không cho đi qua nội thành nữa. Hoặc dùng máy bơm để bơm lượng nước ngập sang nơi khác. Tiến hành san lấp nâng cao cao trình mặt đất, nâng cao mặt đường (như đã san lấp ở khu đô thị mới quận 7 hay tôn cao mặt đường đường Xô Viết Nghệ Tĩnh và đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Bảng 7: Qxả qua công trình (Tài liệu Viện QHTL)

Lũ 2000

Vị trí ( xả thực tế) Lũ (an toàn CT) Thiết kế (m3/s) (m3/s) P = 0.5% P = 1% P = 10% Hiện trạng Sau Trị An 2551 17000 9246 4001 công trình S.Bé (Ph.Hoà) 1860 7480 4859 2005 năm 2000 Hợp lưu (ĐN-SB) 4411 24480 14105 6006 Dầu Tiếng 600 2800 1305 241

Sau 2010 Sau T.An+S.Bé 12971 4845

Dầu Tiếng 1130 241

Sau 2010 Sau T.An+S.Bé 11239 2843

Dầu Tiếng 1130 241

Nếu so sánh lũ năm 2000 với lũ thiết kế P = 0,5% ta thấy lũ thiết kế lớn gấp 5,5 lần lũ năm 2000. Vì thế, nếu lũ thiết kế xảy ra thì vùng hạ du còn phải chịu những

thiệt hại lớn hơn rất nhiều, nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng của TP đã phát triển nhiều hơn so với năm 2000. Năm 2000 có thể thấy nước lũ từ Trị An đổ về là mối đe doạ lớn nhất. Càng làm nhiều công trình thượng lưu Qxả xuống hạ lưu càng giảm. So sánh Qxả(1%) trong điều kiện hiện trạng công trình với Qxả 0,5% vào năm 2020, ta thấy đến năm 2020 các công trình sẽ làm giảm 20% Qcho phép xả xuống hạ du (12.369m3 /s). Tuy vậy, lưu lượng lũ này vẫn còn lớn hơn khả năng thoát lũ của 2 sông Đồng Nai, Sài Gòn. Vì vậy, phải tìm mọi cách để làm giảm nhỏ lưu lượng xả xuống hạ lưu (cắt lũ, hạ lưu băng biện pháp cắt lũ, điều tiết lũ, phân lũ ra các hướng để tránh ngập lụt cho vùng dân cư tập trung. Điều này có thể chứng minh hoàn toàn là khả thi).

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w