Ảnh hưởng của lội ngập đến môi trường

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 39 - 41)

- Chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng Bởi trong quá trình thi công, các nhà

2.2.3. Ảnh hưởng của lội ngập đến môi trường

Theo Trung tâm Chất lượng nước và môi trường - Phân viện Quy hoạch khảo sát

thủy lợi Nam Bộ, nước tại hệ thống kênh, rạch tại thành phố Hồ Chí Minh đều bị ô nhiễm nặng. Các thành phần như: BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), COD (nhu cầu oxy hóa học), chỉ tiêu vi sinh (coliform), hàm lượng chất lơ lửng (SS), kim loại nặng... vượt tiêu chuẩn gấp nhiều lần cho phép:

- Hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, dài hơn 9km, chảy qua địa bàn các quận: Tân Bình, Phú Nhuận, ba, một và Bình Thạnh, nước có mầu đen sánh. Vào lúc thủy triều rút, đáy kênh lộ ra hàng lớp rác lẫn bùn đen và bốc mùi hôi nồng nặc. Kết quả đo đạc của Chi cục môi trường tại cầu Lê Văn Sỹ cho thấy, tình trạng ô nhiễm hữu cơ tại dòng kênh này cả thời điểm nước lớn và nước cạn đều vượt tiêu chuẩn hàng trăm lần cho phép.

- Tuyến kênh Tân Hóa - Lò Gốm, dài 7,6 km đi qua các quận: Tân Bình, quận 11, sáu, tám cũng bị ô nhiễm nặng. Nước tại khu vực cầu Ông Buông, Hòa Bình có chỉ tiêu vi sinh vượt chuẩn cho phép tới 14,5 lần. Dọc hai bờ kênh, nhiều bãi rác thải, chất thải rắn đổ tràn ra ngăn cả dòng chảy. Chỉ khoảng 700 m (đoạn chảy qua đường Đồng Đen, Tân Bình) người dân đã thu dọn được hơn 20 tấn rác thải, xa bần...

- Nước tại kênh Tàu Hũ - kênh Đôi - kênh Tẻ, dài 19,5 km cũng đen kịt, đặc biệt đoạn chảy dọc đường Bình Trị Đông, Ba Đình (quận 8) có mùi hôi thối đặc trưng không lẫn vào đâu được. Tại cầu Chà Và, hàm lượng SS tới 845 mg/lít. Các chỉ tiêu vật lý, hóa lý và vi sinh vật đều vượt tiêu chuẩn nhiều lần cho phép. Các chuyên gia môi trường cho rằng, với mức ô nhiễm này thì khó có khả năng duy trì sự sống. - Tuyến kênh Bến Nghé, bắt đầu từ cửa sông Sài Gòn đến cầu chữ Y, dài hơn 3 km, mặc dù ngay sát cửa sông, ven bờ là đại lộ Đông Tây và bãi rác của chợ Cầu Muối, cầu Ông Lãnh không còn, nhưng nước đen và mùi hôi tại kênh này cũng chẳng khác so với các con kênh khác.

- Để xảy ra tình trạng ô nhiễm kênh, rạch trầm trọng như hiện nay là do hàng trăm nghìn hộ dân sinh sống hai bên bờ kênh, rạch, hàng nghìn doanh nghiệp, xưởng sản xuất nhỏ, hàng trăm bệnh viện, hàng chục KCN... đều thải rác sinh hoạt, nước chưa qua xử lý trực tiếp xuống kênh, rạch.

- Thống kê cho thấy, chỉ năm tuyến kênh chính khu vực nội thành đã có hơn 20 nghìn hộ dân đóng cọc, lấn chiếm lòng kênh làm nhà ở. Các hộ này mỗi ngày thải vào hệ thống kênh, rạch của thành phố hàng trăm tấn rác và 70.000m3 nước thải các loại chưa qua xử lý. Ngoài ra, còn 90% trong số 1,2 triệu m3 nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp chưa qua xử lý xả trực tiếp vào hệ thống kênh, rạch.

- Năm 2008, cơ quan chức năng phát hiện Công ty thuộc da Hào Dương (KCN Hiệp Phước, huyện Nhà Bè), mỗi ngày xả 2.500 m3 nước thải chưa qua xử lý vào sông Đồng Điền. Báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố cho thấy, khu vực dọc tuyến kênh Thầy Cai - An Hạ có 120 đơn vị sản xuất thì chỉ 37 đơn vị có hệ thống xử lý nước thải. Lượng nước thải chưa qua xử lý xả vào tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - Vàm Thuật gần 22 nghìn m3/ngày/đêm.

- Dọc kênh Lò Gốm - Tân Hóa có 79 đơn vị sản xuất thuộc các ngành sản xuất gây ô nhiễm cao như: dệt, nhuộm, xeo giấy, chế biến thực phẩm, công nghiệp hóa chất, cao-su... sử dụng hơn 7.000 m3 nước/ngày/đêm nhưng cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải... Trên địa bàn huyện Bình Chánh, chỉ khoảng hơn 20% trong số gần một nghìn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất xây dựng hệ thống xử lý nước thải. KCN Lê Minh Xuân, Phạm Văn Hai... cũng còn hàng trăm cơ sở sản xuất chưa có hệ thống xử lý nước thải, nếu có thì không đấu nối vào hệ thống xử lý chung, hoặc chạy cầm chừng, đối phó.

- Hiện tại, nhiều dòng kênh đã chết. Một số dòng đang chết và số còn lại nếu không được kiểm soát thì cũng sẽ chết. Các chuyên gia về môi trường cảnh báo, với mức ô nhiễm như hiện nay thì hầu hết các loại động vật thủy sinh, đặc biệt là cá và các loài giáp xác đều không thể sống được.

Ô nhiễm kênh, rạch ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước ngầm, nước tưới cho nông nghiệp và đời sống, sức khỏe của người dân. Điều đáng lo ngại là, nước tại

nhiều kênh, rạch này đổ vào sông Sài Gòn, đe dọa khu vực lấy nước thô của Nhà máy nước Tân Hiệp, nơi cung cấp nước sạch cho hàng triệu hộ dân thành

Một phần của tài liệu nguyên nhân chính của vấn đề này là ở đâu và giải quyết như thế nào (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w