- Chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng Bởi trong quá trình thi công, các nhà
2.1.2.8. Ngập do các công trình chống ngập
Thời gian qua, TPHCM đã đầu tư xây dựng nhiều tuyến cống tiêu thoát nước nhằm hạn chế tình hình ngập ở một số quận nội thành. Tuy nhiên, chính những đơn vị thi công các công trình này gây ngập nhưng chưa có biện pháp khắc phục.
Theo nghiên cứu của trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM thì chính công trình thi công các dự án cấp thoát nước thời gian qua cũng góp phần làm tình trạng ngập nước thêm nghiêm trọng. Bởi trong quá trình thi công, các nhà thầu đã chặn dòng chảy, ngăn cống… rồi không đấu nối lại hoặc đấu nối cẩu thả nên phát sinh nhiều điểm ngập mới. Trong năm 2009, toàn thành phố có 224 vị trí thoát nước bị vỡ, bít cống do thi công nhưng chỉ khắc phục được 112 vị trí. Được biết, hiện TP có hơn 120 tuyến đường có hệ thống thoát nước bị lấn chiếm. như các lưu vực thoát nước Tân Hóa-Lò Gốm, lưu vực thoát nước Nam Nhiêu Lộc, lưu vực Nam Tham Lương… Từ đầu năm 2010 đến nay, các vị trí còn lại tuy được khắc phục nhưng rất chậm. Đến đầu tháng 5, con số 92 điểm cống bị lấn chiếm, hư hại bịt kín vì các công trình thi công trên địa bàn TP vẫn giẫm chân tại chỗ và được coi là “điểm đen” trong mùa mưa do đang bị chặn dòng chảy.
Nhiều công trình thi công hệ thống cống nước đã làm hư hại nghiêm trọng hệ thống thoát nước. Nhiều hệ thống cống thoát nước và cửa xả nằm trong tình trạng bị lấn chiếm hoặc nằm trong khu vực dân cư. Điều này gây khó khăn cho công tác nạo vét, khơi thông dòng chảy trong mùa mưa. Ông Lê Thanh Sơn, Phó Giám đốc Công
ty cấp thoát nước đô thị TP, cho biết, qua kiểm tra đã thống kê được hàng chục dự án thoát nước trong quá trình thi công gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thoát nước trên địa bàn TP:
- Cụ thể, tại lưu vực nam Nhiêu Lộc, đoạn từ Công trường Dân chủ đến số 178 trên đường Cách Mạng Tháng Tám (Q.3), đơn vị thi công đã gây lún sụp hệ thống thải nước sinh hoạt của người dân khi thay thế hệ thống cống hiện hữu bằng tôn cuộn tròn.
- Ngoài ra, tại nhiều tuyến khác như: Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Hai Bà Trưng, Trần Quang Khải…(thuộc khu vực trung tâm), nhiều tuyến cống cũng bị xây kín trong quá trình xây dựng.
- Dự án Vệ sinh môi trường thành phố (lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè) để tiện thi công, các đơn vị đã tự ý dỡ bỏ nhiều cống đang hiện hữu, thay vào đó là các loại cống khác nhau, thậm chí dùng thùng phi đấu nối vào nhau để làm cống tạm : 15 vị trí phát sinh đều ở đầu cửa xả. Nếu không khắc phục ngay, sẽ gây ngập các tuyến đường Lý Thường Kiệt, 3 Tháng 2, Tô Hiến Thành, Cách Mạng Tháng Tám, Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Huỳnh Văn Bánh, Phan Đình Phùng, Phạm Văn Hai… khi có mưa lớn. Đối với các công trình xây dựng tại đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn trước cửa xả cầu Bản), Công ty CP Bê tông 620 đã xây dựng 4 trụ trạm trộn bê tông, đâm xuyên qua lòng cống thoát nước gây cản trở dòng chảy thoát nước ra rạch. - Để thi công hai công trình Đại lộ Đông Tây và Cải thiện môi trường nước TP HCM, nhà đầu tư đã lấp tạm một đoạn rạch Bến Nghé (đoạn từ cầu Calmette đến cầu Khánh Hội cũ) phục vụ thi công. Nước mưa không còn đường thoát khiến Sài Gòn ngập trong nước sau mỗi cơn mưa lớn.
- Tại đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn từ chùa Giác Huệ đến đường Nguyễn Văn Linh), công trình xây dựng đường ống cấp nước do Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công làm xô lệch 10m cống thoát nước, lấp 2 hầm ga hiện hữu. Trung tâm chống ngập phối hợp với Thanh tra Sở Giao thông Vận tải, Công ty Thoát nước đô thị kiểm tra hiện trường lập biên bản và xử phạt nhiều lần, nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục. Hai vị trí trên nếu không khắc phục ngay sẽ gây
ngập đường Nguyễn Hữu Thọ (đoạn từ cầu Số 1 đến cầu Bản) và đường Huỳnh Tấn Phát (đoạn trước Khu chế xuất Linh Trung).
Hình 9: Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được nâng rất Mùa mưa đến, nước dâng cao làm vỡ các cao nhưng nhiều miệng cống thoát nước nắp cống tình trở thành “cái bẫy” đối với lại bị tắc nghẽn người đi đường