Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán ngoại thương

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc (Trang 87 - 90)

II/ Kinh nghiệm về đổi mới chính sách thương mại của một sốn ước trên thế giớ

c/ Thực hiện chế độ trách nhiệm khoán ngoại thương

Cùng với việc thực hiện chế độ trách nhiệm khoán đến các ngành sản xuất, trong lĩnh vực ngoại thương Trung Quốc cũng đẩy mạnh thực hiện chếđộ khoán kinh doanh ngoại thương. Đây là chế độ trách nhiệm khoán kinh doanh xây dựng trên cơ sở điều chỉnh hối suất, xoá bỏ chếđộ bù lỗ xuất khẩu kéo dài từ lâu nay. Nội dung của chế độ này là các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc, các thành phố được xếp trong danh mục kế hoạch ưu tiên, tổng công ty công nghiệp mậu dịch chuyên nghiệp và các xí nghiệp ngoại thương sẽ nhận khoán tổng mức xuất khẩu với Nhà nước, ngoại tệ thu được do xuất khẩu và ngoại tệ nộp lên Trung Ương (kể cả phần thu mua của nhà nước). 40% số ngoại tệ thu được của các hàng hoá thông thường phải nộp lên trên, 10% được

đưa về cho chính quyền địa phương, 10% giữ lại dành cho xí nghiệp xuất khẩu, xí nghiệp ngoại thương tự chịu lỗ, không được ngân sách bù lỗ.

Thực hiện chế độ khoán kinh doanh ngoại thương đã làm cho ngành ngoại thương đặc biệt là xuất khẩu thoát khỏi tình trạng “ăn nồi cơm chung” đi vào quỹđạo tự chủ kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, có lợi cho sản xuất và xuất khẩu sau này, và cũng có lợi cho quyết sách kinh doanh lâu dài, đảm bảo xuất khẩu ổn định.

3. Chính sách thương mại của Thái Lan và Malaysia

Một trong những nguyên nhân góp phần dẫn đến sự thành công trong phát triển kinh tế của các nước này trong hơn hai thập kỷ qua là việc thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá đúng đắn: chuyển từ nền kinh tế hướng nội sang nền kinh tế hướng ngoại.

Ngay từ đầu những năm 1960, chính phủ các nước này đã sớm thực hiện phát triển thương mại mà mục tiêu ban đầu là chỉ nhằm vào thị trường trong nước., đó là chiến lược công nghiệp hoá thay thế hàng nhập khẩu. Tuy nhiên sau một thời gian thực hiện, chiến lược thay thế nhập khẩu bộc lộ rõ nhiều nhược điểm, gây ra tình trạng chẵng những không đáp ứng được nhu cầu ngoại tệđể thực hiện công nghiệp hoá mà còn xoá đi tính cạnh tranh - một yếu tố cực kỳ quan trọng cho sự phát triển.

Đứng trước tình hình đó, cùng với sự xuất hiện của các nhân tố mới có tính chất quốc tế như sự thành công của NICs trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường hướng ngoại và xu hướng đầu tư ra nước ngoài của một số nước phát triển, Thái Lan và Malaysia đã mạnh dạn thay đổi chiến lược công nghiệp hoá từ thay thế nhập khẩu sang hướng về xuất khẩu để tận dụng nguồn vốn của nước ngoài có tính đến kinh nghiệm của các nước đi trước. Bản chất của chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu là căn cứ vào nhu cầu của thị trường thế giơí và lợi thế so sánh của từng nước để điều chỉnh cơ cấu công nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả.

Đầu những năm 1970, Thái Lan và Malaysia đều đã chuyển sang nền kinh tế hướng ngoại. Để thực hiện chiến lược trên, vấn đề quan trọng là lựa chọn cơ cấu hàng xuất khẩu hợp lý, cho phép phát huy lợi thế so sánh của mỗi nước, mà trước hết là dựa vào nguồn tài nguyên và lao động sẵn có. Do đó từ chỗ xuất khẩu các mặt hàng sơ cấp là chủ yếu, bao gồm các nguyên liệu thô và sản phẩm nông nghiệp, Thái Lan và Malaysia đã chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động như hàng dệt, may mặc, giàydép, chế biến nông sản... và sau này sau khi đã tích luỹ được tương đối nguồn tư bản, trình độ công nghệ tăng lên, các nước này chuyển sang xuất khẩu những sản phẩm kỹ thuật cao như bán dẫn, máy chính xác, điện tử cao cấp.

Bên cạnh việc thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, Thái Lan và Malaysia còn chú ý đến lựa chọn thị trường chủ lực để xuất khẩu. Các nước Thái Lan và Malaysia trước đây thường chú trọng vào các thị trường Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản (cho đến năm 1990, có tới 21,2% hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Mỹ, 19,6% hàng hoá nhập khẩu vào thị trường Tây Âu là từ các nước ASEAN). Những năm gần đây, do nhiều biến động mới của kinh tế thế giới gắn liền với xu hướng toàn cầu hoá và khu vực hoá, Thái Lan và Malaysia đã chủ trương mở rộng thị trường sang các nước NICs, Trung Quốc, Nam Mỹ, Trung Đông, Nga, và đặc biệt là thương mại nội vùng giữa các nước ASEAN với nhau.

Để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu Thái Lan và Malaysia đã áp dụng một hệ thống các chính sách kinh tế, tài chính tiền tệ nhằm thúc đẩy nhanh nhịp độ xuất khẩu. Bên cạnh biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm thúc đẩy xuất khẩu, chính phủ Thái Lan và Malaysia đều thực hiện chính sách trợ cấp đối với các nhà sản xuất hàng xuất khẩu. Thí dụ như Thái lan năm 1993 đã thực hiện chương trình giảm và miễn thuế nhập khẩu cho các nhà xuất khẩu. các sản phẩm xuất khẩu không những được ưu tiên vay vốn mà còn luôn được xem xét trợ giá để có sức cạnh tranh. Để duy

trì vị trí số 1 về xuất khẩu gạo trên thế giới, chính phủ Thái Lan thông qua Ngân hàng Nông nghiệp BACC mỗi năm dành trên 200 triệu USD để trợ giá. Tại Malaysia, chính phủ miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu nguyên liệu sản xuất cho các công ty sản xuất hàng xuất khẩu.

Để thúc đẩy xuất khẩu, các khu chế xuất đã ra đời và hoạt động có hiệu quả ở Thái Lan và Malaysia. Bên cạnh đó, để chuyển dần sang xuất khẩu các sản phẩm kỹ thuật cao, một loạt các khu công nghiệp kỹ thuật cao đã được xây dựng.

Nhằm khuyến khích xuất khẩu, Thái Lan và Malaysia còn sử dụng giải pháp về tài chính như nới lỏng ngoại hối từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.

Nhờ những biện pháp trên mà trong 2 thập kỷ qua, tỷ trọng giá trị xuất khẩu so với GDP của Thái Lan và Malaysia không ngừng tăng lên, phản ánh mức độ mở cửa cao của toàn khu vực.

Với tất cả những kinh nghiệm của các nước nói trên, cùng với sự áp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)