Đối xử quốc gia

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc (Trang 52 - 57)

I/ Những quy định chung của các tổ chức kinh tế quốc tế về chính sách thương mại hàng hoá và quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam

3.2.1Đối xử quốc gia

b. Phi thuế quan

3.2.1Đối xử quốc gia

Đối xử quốc gia là một trong các nguyên tắc cơ bản của GATT. Điều III.1 quy GATT 1994 quy định các thành viên không được áp dụng thuế và các khoản thu trong nước cũng như các luật, quy định hay các yêu cầu tác động lên hàng nhập khẩu và hàng nội địa nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Trong một số trường hợp cụ thể, các thành viên có thể áp dụng những biện pháp trái với điều này.

Hiện nay Việt Nam đang duy trì một số các biện pháp có thể trái với nguyên tắc này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước hoặc các mục đích khác. Tất cả các biện pháp này đều khó có thể biện minh theo các quy định của WTO.

Thuế nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hoá

Theo chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hoá đối với các sản phẩm, phụ tùng thuộc ngành cơ khí, điện tử thì vật tư, nguyên liệu cho lắp ráp trong nước được tính theo cách: mỗi doanh nghiệp lắp ráp có một mức thuế tương ứng mức nội địa hoá.

Luật thuế tiêu thụđặc biệt

Thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu ngoại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cao hơn thuốc lá sản xuất từ nguyên liệu trong nước. Cụ thể:

+ Thuốc đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu nhập khẩu : 65% + Có đầu lọc sản xuất chủ yếu bằng nguyên liệu trong nước: 45%

Các nhà sản xuất ô tô trong nước có thểđược giảm 60% đến 100% mức thuế suất theo biểu thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời hạn 5 năm đầu kể từ khi Luật có hiệu lực. Sau đó nếu nhà sản xuất vẫn gặp khó khăn thì có thể kéo dài thời gian giảm thuế thêm từ 1 đến 5 năm nữa;

Các nhà sản xuất bia quy mô nhỏ, nếu bị lỗ thì được xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt theo số lỗ, nhưng thời gian không quá 5 năm kể từ khi Luật có hiệu lực.

Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho phép sản xuất thuốc lá trong nước

Bông sơ chế từ nguồn nguyên liệu trong nước chịu thuế VAT là 5% thấp hơn thuế VAT đối với bông sơ chế từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu (10%)

3.2.2 Hn chế s lượng bao gm cm, hn ngch và giy phép

Luật Thương mại ban hành tháng 5/1997 là cơ sở pháp lý cơ bản của hoạt động thương mại tại Việt Nam. Nghị định 57/1998/NĐ-CP ban hành tháng 7/1998 có những quy định khá chi tiết về các hoạt động liên quan đến xuất khẩu,nhập khẩu hàng hoá. Nghị định này đã ban hành Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu và Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện. Một văn bản pháp quy mới ra đời căn cứ trên Nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công và đại lý mua bán hàng hoá với nước ngoài là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 46/2001/QĐ-TTg ban hành ngày 4/4/2001 về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 2001-2005.

Một khó khăn khi thực hiện các luật mới này là sức ép từ các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt là các ngành mà các tổng công ty Nhà nước lớn đang giữ vai trò chủ đạo như xăng dầu, sắt thép hay các ngành đã được đầu tư bằng cả nguồn vốn trong nước cũng như nước ngoài (FDI) theo hướng sản xuất thay thế nhập khẩu có sức cạnh tranh thấp như ô tô, xi măng, đường, giấy.

Sức ép đòi bảo hộ từ các nhà sản xuất trong các ngành công nghiệp này là cản trở mạnh mẽ cho việc áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng của Việt Nam phù hợp với các quy định của WTO.

a/ Cm

Điều XI của GATT 1994 qui định các nước thành viên không được áp dụng các biện pháp cấm hay hạn chế đối với hàng nhập khẩu và xuất khẩu ngoài thuế quan, thuế và phụ thu khác, dù là ở dạng hạn ngạch, giấy phép xuất nhập khẩu hay các biện pháp khác trừ trường hợp ngoại lệ.

Hầu hết những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu do Việt Nam chính thức công bố (Phụ lục số 01 Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 (kèm theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính phủ)) đều có thể biện minh được theo Điều XX và Điều XXI GATT 1994. Chẳng hạn cấm xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ có thể biện minh vì lý do an ninh theo Điều XXI GATT 1994. Cấm nhập khẩu đồ cổ theo khoản (f), các loại ma tuý theo khoản(b) Điều XX.

Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu có thể phù hợp với khoản (b) Điều XX vì lý do bảo vệ sức khoẻ con người nhưng không thể biện minh được theo Điều III GATT 1994 về không phân biệt đối xử. Ngành sản xuất thuốc lá của Việt Nam có doanh thu khá lớn và có cả các doanh nghiệp liên doanh sản xuất thuốc lá với nước ngoài. Cấm nhập khẩu thuốc lá điếu trong khi vẫn cho nhập khẩu một số nguyên liệu sản xuất thuốc lá làm cho lý do bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường ít giá trị so với lập luận bảo vệ sản xuất trong nước.

Các mặt hàng trong danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu chỉđược phép xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp đặc biệt khi được phép của Thủ tướng Chính phủ.

Trên thực tế thì ngoài các mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu, hàng năm tuỳ theo tình hình sản xuất trong nước mà các cơ quan chức năng có thể quy định cấm nhập một số mặt hàng khác nhằm bảo vệ sản xuất trong nước (những mặt hàng này có thể thuộc danh mục nhập khẩu có điều kiện). Năm 1998, các mặt hàng này là ô tô dưới 12 chỗ ngồi, xe máy nguyên chiếc và SKD, một số loại giấy, một số loại thép. Thay vì gọi là cấm nhập, Việt Nam gọi là “chưa nhập”. Cách điều hành này rõ ràng là không tạo thuận lợi cho kinh doanh thương mại và khó có thể biện minh theo bất cứ điều khoản nào của WTO.

Hạn ngạch là một hàng rào phi quan thuế gây cản trở rất lớn tới thương mại. Chính sách hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu bằng hạn ngạch của Việt Nam trên văn bản chính thức là rất rõ ràng. Phụ lục A.2 của Bị Vong lục (WT/ACC/VNM/2) đưa ra danh sách chỉ có hai mặt hàng chịu hạn ngạch xuất khẩu là gạo và sản phẩm dệt may xuất khẩu vào EU, Canada và Nauy. Bị Vong lục không cung cấp danh mục các mặt hàng chịu hạn ngạch nhập khẩu (Theo “Chính sách thương mại của Việt Nam và các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới” - Báo cáo nghiên cứu số 12, Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Thương Mại).

Mặc dù Điều 16 của Luật Thương mại đã nêu rõ: “hạn chế nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất được và có khả năng đáp ứng nhu cầu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước”, nhưng Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch trong Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/07/1998 hướng dẫn thực hiện Luật này cũng không đưa ra hạn ngạch với hàng nhập khẩu, còn đối với hàng xuất khẩu là gạo và hàng hoá theo hạn ngạch do các tổ chức kinh tế và nước ngoài ấn định đối với Việt Nam.

Hiện nay, hàng hoá xuất khẩu theo hạn ngạch quan trọng nhất do nước ngoài ấn định đối với Việt Nam là hàng dệt may. EU là đối tác quan trọng nhất trong các đối tác đặt hạn ngạch với Việt Nam. Ngoài EU, Canađa, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đặt hạn ngạch với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam.

c. Giy phép

Mặc dù biện pháp hạn ngạch không áp dụng với hàng nhập khẩu nhưng trên thực tế nhiều mặt hàng nhập khẩu với số lượng lớn chịu sự quản lý số lượng rất chặt chẽ thông qua biện pháp giấy phép.

Điều 5 Nghị định số 57/1998/NĐ-CP quy định về hàng hoá xuất nhập khẩu cần có giấy phép của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành. Điều 2 Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg quy định ban hành kèm theo Quyết định này Danh mcụ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ

Thương mại thời kỳ 2001-2005. Những hàng hoá nhập khẩu cần có giấy phép của Bộ Thương mại có thể chia ra làm hai nhóm:

- Có cân đối với sản xuất và nhu cầu trong nước + Xăng dầu

+ Phân bón + Sắt thép + Xi măng

+ Kính xây dựng, đường tinh luyện, đường thô nguyên liệu - Phương tiện vận tải: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xe hai bánh, ba bánh gắn máy nguyên chiếc mới 100% và linh kiện lắp ráp không có đăng ký tỷ lệ nội địa hoá; máy và khung xe hai bánh gắn máy các loại, trừ loại đi theo bộ linh kiện đã đăng ký tỷ lệ nội địa hoá.

+ Phương tiện vận chuyển hành khách từ 9 chỗ ngồi trở xuống, loại mới

Những lý do áp dụng hạn chế số lượng thông qua giấy phép đối với các hàng hoá này do Việt Nam đưa ra khó có thể biện minh được theo các tiêu chuẩn của WTO.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc (Trang 52 - 57)