Cải cách thể chế quảnlý ngoại hối và thuế

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc (Trang 85 - 86)

II/ Kinh nghiệm về đổi mới chính sách thương mại của một sốn ước trên thế giớ

a/Cải cách thể chế quảnlý ngoại hối và thuế

Trước năm 1979, thể chế quản lý ngoại hối do Nhà nước quản lý tập trung, giao dịch ngoại hối do ngân hàng Trung Quốc thống nhất kinh doanh. Sau năm 1979, Trung Quốc đã chú trọng cải cách thể chế quản lý ngoại hối thông qua một số hình thức sau:

Điều chỉnh hối suất: trước cải cách mở cửa, thể chế quản lý ngoại hối cơ bản là thu chi thống nhất dưới sự độc quyền của Nhà nước, các xí nghiệp không thực hiện hình thức hạch toán, Nhà nước hoàn toàn chịu lỗ lãi. Năm 1994, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tếđối ngoại, Trung Quốc đã thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi ngoại tệ có quản lý. Việc thả nổi hối suất không những đã phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế Trung Quốc mà nó còn tạo điều kiện cho đồng Nhân dân tệđi vào thị trường thế giới.

Áp dụng một loạt các biện pháp điều chỉnh trong quản lý ngoại tệ vốn có trong nhân dân. Chẳng hạn như: thừa nhận tính hợp pháp cho người có ngoại tệ bằng tiền mặt và tài khoản ngoại tệ; cho phép mỗi người được mang dưới 6.000 Nhân dân tệ khi xuất nhập cảnh, cho phép được uỷ thác cơ quan tiền tệ mua bán ngoại tệ; cho phép một số tỉnh thành phố và xí nghiệp thử thực hiện chếđộ giữ lại ngoại tệ bằng tiền mặt....

Đối với chính sách thuế Trung Quốc cũng thực hiện một loạt các cải cách sau:

Trung Quốc đã thông qua một “bộ luật về thuế”, xem xét lại chếđộ thuế xuất khẩu, nhập khẩu để củng cố vai trò của thuế với tư cách là đòn bẩy kinh tế. Các luật thuế được thông qua và áp dụng từ năm 1985 nay đã được điều chỉnh lại, đồng thời xoá bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu mang tính điều tiết (4/1992). Đặc biệt, để hạ mức thuế trung bình của biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu xuống mức mà GATT đã quy định đối với các nước đang phát triển (15%), Trung Quốc đã chủđộng nhiều lần giảm thuế nhập khẩu. Tháng 1 năm

1992, Trung Quốc đơn phương giảm thuế hàng hoá nhập khẩu của 225 loại thuế, tháng 12 năm 1992 giảm thuế nhập khẩu của 3771 loại thuế. Tháng 12 năm 1993 lại một lần nữa giảm 2898 loại thuế. Tháng 1 năm 1994 tiếp tục giảm 243 loại thuế nhập khẩu đối với thuốc dùng trong nông nghiệp, nguyên liệu và các linh kiện của sản xuất cơ điện; năm 1995 lại giảm tỷ lệ thuế nhập khẩu đối với thuốc lá, các loại băng đĩa nhạc.

Chính nhờ các biện pháp cắt giảm thuế quan mạnh mẽ của Trung Quốc mà mức thuế bình quân của Trung Quốc liên tục giảm. Năm 1992, thuế quan giảm xuống còn 43%, năm 1993 còn 36,4%, năm 1994 còn 35,9%, năm 1995 đạt 35,3%, năm 1996 giảm mạnh còn 23% và năm 1997 xuống mức 17%. Nhìn chung, tốc độ giảm thuế bình quân của Trung Quốc giai đoạn 1992-1997 là 35,9%. Ngày 26/11/1997, chính phủ Trung Quốc đã thông báo quyết định giảm thuế mức thuế trung bình đối với hàng công nghiệp nhập khẩu xuống còn 10% vào năm 2005.

Áp dụng một số biện pháp thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu: đối với hàng hoá xuất khẩu nếu có doanh thu lớn thì thu thuếđiều tiết xuất khẩu, nếu xuất khẩu không có lãi hoặc lợi nhuận dưới 7,5% thì không thu. Đối với hàng hoá nhập khẩu, trừ các loại hàng hoá được Nhà nước phê chuẩn miễn thuế ra, còn tất cả đều thu thuế hải quan, thuế công thương, một số ít có doanh thu lớn sẽ nâng cao thuế suất hơn.

Thực hiện chế độ hoàn vốn xuất khẩu. Cùng với xu thế mở cửa đối ngoại, Trung Quốc đã nhanh chóng triển khai chếđộ hoàn vốn xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu ngành nghề sản xuất, hạ thấp giá thành xuất khẩu, bù lỗ xuất khẩu của doanh nghiệp, làm dịu khó khăn về nguồn vốn kinh doanh, từđó góp phần củng cố chính sách điều tiết thuế mậu dịch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Điều chỉnh chính sách thương mại của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế doc (Trang 85 - 86)