I/ Những quy định chung của các tổ chức kinh tế quốc tế về chính sách thương mại hàng hoá và quá trình thực hiện các cam kết của Việt Nam
b) Rào cản phi thuế quan (NTB)
Đối với các mặt hàng thuộc IL và SEL, tất cả các hàng rào phi thuế quan sẽđược loại bỏ (lộ trình: 1996-2006) bao gồm:
- Các hạn chế số lượng (quota, giấy phép và cấm) phải được loại bỏ (1996-2003).
- Các hạn chế về ngoại tệ liên quan đến việc thanh toán các hàng hoá thuộc CEPT sẽđược loại bỏ (1996).
- Các khoản thuế phụ thu sẽđược loại bỏ (1996-1999).
- Các hàng rào phi thuế quan khác phải được loại bỏ (1996-2006)
1.2 Quá trình thực hiện các cam kết (bao gồm các hoạt động đã triển khai và các hoạt động dự kiến)
a. Về thuế quan
Nhưđã đề cập ở Chương I Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã được sửa đổi điều chỉnh rất nhiều để phù hợp với các quy định, các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế. Thuế xuất khẩu chỉ đánh vào một số sản phẩm rất quan trọng, như là khoáng sản hay tài nguyên thiên nhiên không có khả năng tái sinh mà được xuất khẩu ở dạng thô. Các sản phẩm khác không phải chịu thuế xuất khẩu nhằm thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu. Biểu thuế cũng có một số thay đổi nhằm phù hợp hơn nữa với hệ thống hài hoà hải quan (HS 96) của Tổ chức Hải quan thế giới (đã trình bày ở chương I).
Tuy nhiên Việt Nam dự kiến kế hoạch cắt giảm thuế bao gồm việc rút ngắn số dòng thuế và thu hẹp khoảng cách giữa các dòng thuế hưởng 0% và việc áp dụng nó đối với thiết bị vốn hoàn chỉnh và một số nguyên liệu thiết yếu dùng trong sản xuất nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu).
a.1. Ưu đãi thuế quan
Để thực hiện Hiệp định CEPT, từ 1996 Việt Nam đã công bố hàng năm việc giảm thuế quan của mình. Năm 2001 thì 712 sản phẩm đã được chuyển từ danh mục TEL sang danh mục IL. Cho tới hiện giờ thì 5000 dòng thuế đã được đưa vào IL và phải tuân theo việc giảm thuế của CEPT. Tất cả các dòng thuế này đều có thuế suất thấp hơn 20%. Các dòng thuế cao hơn 20% đã được giảm xuống vào 2001 (bao gồm các hàng nông sản đã chế biến, đồ uống(nước khoáng và nước có ga...). Danh mục hàng hoá và mức thuế của Việt Nam để thi hành CEPT bao gồm 4233 mặt hàng - chiếm 66% trong tổng số 6383 mặt hàng trong danh mục hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam.
Tháng 2/2001 Việt Nam đã công bố kế hoạch tổng thể của mình về giảm thuế quan theo CEPT từ 2001 đến 2006 để thực hiện mục tiêu giảm thuế suất của tất cả các mặt hàng thuộc IL và TEL xuống còn 0-5%.
Việt Nam cũng dự kiến sẽ áp dụng một thể chế thuế nhập khẩu thống nhất đối với cả ngoại thương và biên mậu. Hơn nữa dự kiến mức thuế nhập khẩu không được vượt quá 60% giá CIF tại cửa khẩu nhập khẩu.
a.2. Thuếđang được áp dụng
Năm 1999 Việt Nam áp dụng Luật sửa đổi một số điều của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu với ba loại mức thuế: mức thông thường chung, mức ưu đãi và mức ưu đãi đặc biệt.
Biểu thuế nhập khẩu của Việt Nam đã hoàn toàn hài hoà với Biểu thuế HS 96 ở mức 6 chữ số của Tổ chức Hải quan thế giới.
Tuy nhiên nhằm thực hiện các cam kết của Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế thì thuế nhập khẩu sẽđược sửa đổi theo các hướng sau đây:
- để phù hợp với thực tiễn quốc tế thì trong những năm tới các mức thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải được chia làm 3 mức: mức chuẩn, mức MFN, mức ưu đãi để thể chế MFN có thể được dành cho các nước cũng trao sự đối xử tương tự co Việt Nam.
- 2002: 500 dòng thuế sẽđược chuyển từ TEL vào IL - 2003: hơn 700 dòng thuế sẽđược chuyển từ TEL vào IL. 2004-2006: 6210 dòng thuế sẽđược giảm xuống 0-5%
- 2015: tất cả các dòng thuế sẽ giảm xuống 0%
- Tiếp tục thuế hoá các biện pháp phi thuế đối với một số nhóm mặt hàng.