sách thương mại để tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế
1. Những thuận lợi
Có thể nói hội nhập kinh tế quốc tế là một chủ trương mà Đảng và Nhà nước đã đề ra. Hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới là cần thiết và tất yếu đối với mọi quốc gia trong đó có Việt Nam nếu như không muốn gạt ra ngoài lề của sự phát triển. Để hội nhập, tất cả các nước trên thế giới đều phải điểu chỉnh chính sách theo hướng mở cửa, giảm và tiến tới dỡ bỏ hàng rào quan thuế và phi quan thuế, làm cho việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ, luân chuyển vốn, lao động và kỹ thuật giữa các quốc gia ngày càng tự do hơn. Thế giới ngày càng trở thành một thị trường thống nhất và sự tác động qua lại giữa các quốc gia tăng lên, làm cho tất cả các nước phải thường xuyên có những cải cách kịp thời trong nước để thích ứng với những biến động của thế giới. Vì vậy hội nhập kinh tế quốc tế thực chất là một quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh rất phức tạp. Các nước đang phát triển như nước ta cần chủ động lựa chọn phát triển những ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và tham gia có hiệu quả vào phân công lao động quốc tế. Trong tình hình trong nước và quốc tế có nhiều biến động, tiềm ẩn nhiều cơ hội và thách thức lớn đan xen nhau, Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ chủ trương và phương châm của ta là: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, giữ vững an ninh quốc gia, giữ
gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường” (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001).
Khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng nhanh chóng, chúng ta phải thực hiện điều chỉnh chính sách thương mại để tham gia một cách đầy đủ vào các thể chế thương mại song phương và đa phương. Chúng ta có thuận lợi là đó là thành tựu to lớn và rất quan trọng của 15 năm đổi mới, làm cho thế và lực của chúng ta lớn mạnh hơn nhiều. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước có nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên và lao động. Nhân dân ta có nhiều phẩm chất cao quý như đoàn kết, sáng tạo.... Cùng với tình hình chính trị, xã hội ổn định, môi trường hoà bình, chúng ta càng có thuận lợi, tiếp tục cải cách theo hướng mở cửa, thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập.
2. Những khó khăn
Khi tiến hành đIều chỉnh chính sách thương mại để tham gia vào quá trình hội nhâp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn mà trước hết là những hậu quả nặng nề của quá khứ dẫn đến sự khác nhau về thể chế và cơ chế quản lý kinh tế. Nước ta đang trong giai đoạn chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, trên thực tế mức độ đón nhận hội nhập còn chưa cao khi xét đến sự chuẩn bị của các doanh nghiệp, cơ chế quản lý của các cơ quan quản lý chức năng.
Chúng ta cũng phải đối phó với nhiều thách thức, lớn nhất đó là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới. Sự thay đổi trong chính sách thương mại cũng sẽ dẫn đến những thay đổi trong các chính sách khác và lớn hơn là ảnh hưởng đến tổng thể nền kinh tế. Hơn nữa sựđiều chỉnh chính sách thương mại cần rất nhiều thời gian, cần được nghiên cứu, cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Nếu chúng ta thay đổi quá nhanh, liên tục chỉ trong một thời gian ngắn thì sẽ
gây ra tình trạng lộn xộn, chồng chéo giữa các quy định, gây ra tâm lý lo ngại của doanh nghiệp cũng như các nhà đầu tư nước ngoàI, gây mất lòng tin của họ và do đó sẽ làm giảm hiệu quả của hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước cũng như khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Một khó khăn lớn nhất mà Việt Nam sẽ phải đương đầu trong quá trình đIều chỉnh chính sách thương mai để hội nhập là nhân tố về con người do trình độ kể cả cán bộ quản lý kinh tế và trình độ của các doanh nhân còn chưa đáp ứng được với nhu cầu đặt ra của tình hình mới. Bên cạnh những doanh nghiệp đã nỗ lực nâng sức cạnh tranh, xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình trong những năm qua, còn không ít doanh nghiệp chưa thực sự ý thức được tình hình cấp bách của hội nhập, chưa biết các luật lệ cạnh tranh quốc tế, yếu về tiếp cận thị trường, công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất và chất lượng còn thấp.