Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long ppt (Trang 27)

Môi trường pháp lý

Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào muốn phát triển đều phải được thực hiện trên cơ sở một môi trường pháp lýđồng bộ, rõ ràng. Đặc biệt là trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng , môi trưonừg pháp lý cóảnh hưởng to lớn

đến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng. Bởi vì, các nhà ngân hàng, các chuyên gia kinh tế có thể sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng được sựđòi hỏi của nền kinh tế, của khách hàng mà luật pháp chưa cho phép thì dịch vụđó cũgn không thểđi vào thực tiễn.

Tuy nhiên vấn đề nổi cộm nhất của hệ thống khung pháp lýđiều chỉnh hoạt động dịch vụ ngân hàng hiện nay là tương đối phức tạp, nhiều văn bản hướng dẫn, sửa đổi, dẫn đến khó tra cứ, áp dụng, các văn bản pháp luật còn rườm rà, nặng về thủ tục hành chính, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các chủ thể cung cấp dịch vụ tài chính trên thị trường. Không những thế, một hoạt động khi thi hành có thể phải tham chiếu nhiều văn bản hướng dẫn của các cơ quan quản lý khác nhau. Chính vì những vấn đề này đã kìm hãm sự phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Ngoài ảnh hưởng của hệ thống luật pháp, sự phát triển các dịch vụ ngân hàng còn phụ thuộc vào các chính sách sau:

Chính sách tiền tệ và các công cụ của chính sách tiền tệ - ví dụ một sự

thay đổi về tỉ lệ dự trữ bắt buộc, hạn mức tín dụng, lãi suất chiết khấu, tái chiết khấu. Nếu các chính sách này phù hợp vàđúng đắn bảo đảm yêu cầu kinh doanh: "Bình quân lãi suất huy động phải thấp hơn bình quân lãi suất cho vay" sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại thực hiện

được mục tiêu.

Chính sách giá cả: có tác động khác nhau theo hướng xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá. Một tỉ igá gữa đồng bản tệ vàđồng ngoại tệ không hợp lý kéo dài trong một thời gian sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu nếu đồng bản tệ giữ giá cao hơn và ngược lại sẽ gây khó kăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nếu đồng bản tệ giữ giá thấp hơn. Mức tỉ giá chủ yếu tác

động lên khả năng sinh lời của ngân hàng đồng thời tác động trực tiếp tới nghiệp vụ kinh tế ngoại tệ…

Nếu tỷ giá phản ánh không đúng giá trịđồng bản tệ và ngoại tệ sẽ làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc xuất khẩu khó khăn về tài chính dẫn tới khả năng trả nợ, trả lãi ngân hàng không đầy đủđúng hạn.

Môi trường kinh tế

Bao gồm các yếu tố như: tiền tệổn định, nền kinh tế phát triển vững chắc tác động trực tiếp tới sự phát triển các dịch vụ ngân hàng, cụ thể như

sau:

Tiền tệổn định. Đây là tiền tệ, làđiều kiện cơ bản cho việc mở rộng sử

dụng dịch vụđối với bất kỳ quốc gia nào. Người dân sẽ rút tiền mặt và tiêu dùng ồạt khi đồng tiền bị mất giá nhanh chóng và rõ ràng không ai muốn sử

dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Sự phát triển của nền kinh tế: Dịch vụ ngân hàng không thể phát triển trong điều kiện một kinh tế có năng lực sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu kém, thu nhập dân cư còn thấp, các khoản chi tiêu nhỏ lẻ. Nên sự phát triển ổn định của nền kinh tế, mức thu nhập cao vàổn

định của người dân làđiều kiện cần thiết của sự phát triển các dịch vụ ngân hàng.

Môi trường xã hi

Môi trường xã hội bao gồm: dân số, thu nhập, trình độ dân trí… tác

động mạnh mẽđến sự phát triển các dịch vụ ngân hàng cụ thể như sau:

Trình độ dân tríởđây được hiểu như khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ của công chúng cũng như sự nhận thức được những tiện ích của dịch vụ. Nếu người dân ít hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng, họ sẽ không thấy được lợi ích từ việc sử dụng các dịch vụ này. Từđó làm hạn chế quá trình phát triển các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Khả năng tiếp cận các dịch vụ ngân hàng của các doanh nghiệp và dân cư là một nhân tố quan trọng để các NHTM có thể phát triển các dịch vụ. Hiện nay ở Việt Nam, các DNNQD chưa sử dụng hoặc sử dụng rất hạn chế

các dịch vụ ngân hàng do thói quen sử dụng tiền mặt. Điều đóảnh hưởng đến mong muốn phát triển các dịch vụ của ngân hàng.

Mặt khác năng lực của khách hàng thể hiện ở mức độ tham gia vào quá trình cung ứng dịch vụ cũng như mức độ diễn đạt chính xác, rõ ràng, đầy đủ

nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng cho ngân hàng, sự am hiểu về trình tự xử lý các dịch vụ ngân hàng, sự tích cực chủđộng trong quá trình sử dụng dịch vụ, năng lực khởi xướng hợp tác trong việc kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng.

Việc nghiên cứu mức thu nhập của dân cư cũng như năng lực của khách hàng sẽ giúp ngân hàng có thể phân loại từng nhóm khách hàng để lựa chọn việc cung cấp những sản phẩm nào phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng nhóm khách hàng.

S phát trin ca khoa hc công ngh ngân hàng

Việc hiện đại hoá công nghệ ngân hàng làđiều sống còn của các NHTM trong sự tồn tại và phát triển. Do vậy, các NH luôn tìm cách đổi mới công nghệ. Đi kèm với đổi mới công nghệ là việc ra đời của các dịch vụ ngân hàng.Từđó làm tăng khả năng cạnh tranh cho chính ngân hàng.

Môi trường cnh tranh

Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp, các khách hàng được chủđộng tìm kiếm, lựa chọn NHTM để quan hệ gửi tiền, vay tiền, thanh toán, sử dụng các dịch vụ khác… Hơn nữa, các ngân hàng cũng có quyền chủđộng mời chào các dịch vụđặt quan hệ, đưa ra nhiều hình thức khuyến mại. Trong quá trình này, dịch vụ của ngân hàng nào tốt hơn, giá cả phù hợp hơn sẽđược khách hàng lựac họn và tăng khả năng trong cạnh tranh. Điều đó buộc các ngân hàng phải nâng cao trình độ công nghệ, phát triển các dịch vụ mang tính tiện ích cao cho khách hàng. Vì vậy cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy việc mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng theo hướng đa năng hoá, hiện đại hoá.

Quá trình hi nhp kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽđem lại cho ngân hàng nhiều cơ hội như: Mở rộng thị trường, học hỏi những kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học công nghệ ngân hàng. NHTM Việt Nam có thể phát huy lợi thế

của mình đó là mạng lưới rộng lớn, am hiểu thị trường hơn các đối thủ nước ngoài… Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội là những nguy cơ mà các NHTM Việt Nam cũng phải đối đầu, đó là:

Thứ nhất, theo lộ trình AFTA và hiệp định thương mại Việt Mỹ chỉ

trong một thời gian nữa, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài được hoạt động, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng. Do vậy, nếu ngay từ bây giờ, hệ

thống NHTM Việt Nam không tích cực nghiên cứu thị trường để có những giải pháp tạo dựng mạng lưới, phát triển các dịch vụ NH hiện đại thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cạnh tranh.

Thứ hai, sau hội nhập sẽ mở ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngoài trên các lĩnh vực sau:

Thị trường tín dụng: Cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt khi các ngân hàng nước ngoài đã hiểu rõ thị trường Việt Nam và môi trường pháp lýđảm bảo sao cho họ xử lý rủi ro để thu hồi nợ trong trường hợp cần thiết. Trong đó, việc cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia hoạt động tái cấp vốn, tái chiết khấu, swap, forwad từ NHTM sẽ giúp họ bùđắp một phần vốn huy động còn bị hạn chế bởi lộ trình.

Thị trường ngoại tệ: do có những hạn chế về kinh doanh ngoại tệ trong khi thị trường ngoại tệ, đặc biệt là thị trường đô la Mỹ có nhiều biến động, các NHTM Việt Nam đã phải nhường lại thị trường này cho các ngân hàng nước ngoài, nhường lại khách hàng là các tổng công ty lớn của Việt Nam cho các ngân hàng nước ngoài trong việc cung ứng các dịch vụ ngân hàng khác như: tiền gửi, dịch vụ thanh toán tài trợ thương mại…

Giao dịch thanh toán và chuyển tiền, dịch vụ tư vấn, môi giới kinh doanh tiền tệ, phát triển doanh nghiệp. Đây là lĩnh vực ưu thế của ngân hàng

nước ngoài. Ngoài ra, cạnh tranh gay gắt sẽ tập trung vào việc mở rộng đối tượng khách hàng là dân cư dưới hình thức hoạt động chủ yếu như:

Tăng vốn nội tệ thông qua huy động tiết kiệm dân cư và vốn nhàn rỗi tạm thời của các tổ chức phi kinh tế.

Mở rộng hoạt động mới, nhất là dịch vụ thu phí thanh toán, chuyển tiền, tư vấn, môi giới lưu ký, quản lý danh mục đầu tư của khách hàng.

Tóm lại, hội nhập là tất yếu cho quá trình phát triển nền kinh tế. Tuy nhiên quá trình hội nhập diễn ra mang đến cho ngân hàng nhiều cơ hội song cũng nhiều thách thức. Do vậy, không còn cách nào khác là các NHTM Việt Nam phải sớm đổi mới, đặc biệt là trong lĩnh vục phát triển dịch vụ nhằm vượt qua những thách thức, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập.

CHƯƠNG 2

THỰCTRẠNGPHÁTTRIỂNDỊCHVỤNGÂNHÀNG TẠICHINHÁNH NHNO& PTNT THĂNG LONG

2.1. TỔNGQUANVỀCHINHÁNH NHNO&PTNT THĂNG LONG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long NHNo&PTNT Thăng Long

Được thành lập vào ngày 26/03/1988 đến nay NHNo&PTNT Việt Nam

được coi là một trong những NhTM quốc doanh mạnh nhất ở Việt Nam. Trải qua 16 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay NHNo&PTNT Việt Nam đã thục hiện kinh doanh đa năng. Ngoài lĩnh vực tín dụng truyền thống, NHNo&PTNT còn phát triển nhiều dịch vụ, từng bước mở rộng kinh doanh

đối ngoại và trở thành một ngân hàng có vị thế, uy tín trong khu vực và trên thế giới. Điều đóđãđóng góp tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, xứng đáng với danh hiệu cao quý "Anh hùng lao động thời kỳđổi mới" do Chủ tịch nước phong tặng ngày 07/05/2003. Năm 2004, NHNo&PTNT Việt Nam vinh dự nhận được các giải thưởng: Giải thưởng về

thanh toán quốc tế và quản trị vốn do ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải trao tặng, giải thưởng bạch kim cho đối tác thương mại tốt nhất khu vực Châu Á do Ngân hàng STANDARD CHARTERED trao trặng, giải thưởng của CITIBANK cho ngân hàng hoạt động xuất sắc nhất trong thanh toán quốc tế

năm 2003-2004, Giải thưởng Sao vàng Đất Việt. Những giải thưởng này đã khẳng định sựđánh giá cao của các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức trong nước đối với NHNo&PTNT Việt Nam trong tiến trình đổi mới hoạt

động và phát triển theo hướng hội nhập quốc tế.

Sự thành công rực rỡ của NHNo&PTNT Việt Nam hôm nay là sự thành công của hơn 2000 chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc trên toàn quốc. Trong đó, phải kểđến sựđóng góp lớn lao của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng

Long (tiền thân là Sở giao dịch I). Được thành lập theo quyết định 15/NHNo- TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam, Sở

Giao dịch I là chi nhánh cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, có trụ sở

tại thành phố Hà Nội, làđơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc, có con dấu riêng, hoạt động theo điều lệ của NHNo&PTNT Việt Nam và qui chế uỷ quyền của Tổng giám đốc.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp, hoàn thành về khoán tài chính, Ban giám đốc Sở Giao dịch I đã củng cố tổ chức, sắp xếp lại các Phòng, Chi nhánh trực thuộc, xây dựng chiến lược kinh doanh bài bản, khoa học để tạo đà phát triển đi lên vàđạt được kết quảđáng khích lệ:

Thành tích là 3 năm liên tục (từ năm 1997 đến 1999) Sở Giao dịch I

được hội đồng thi đua NHNo&PTNT Việt Nam công nhận đạt danh hiệu lá cờđầu khu vực các đô thị cả nước và 1 năm đạt danh hiệu lá cờđầu toàn ngành. Đến nay chi nhánh đã khẳng định được vị trí vai trò của mình trong toàn hệ thống, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủđộng mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng, thường xuyên tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật để từng bước đổi mới công nghệ - hiện đại hoá ngân hàng.

Để hoàn thiện cơ cấu về tổ chức, ngày 12/02/2003 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quyết định số 17/QĐ/HĐQT- TCCB về việc chuyển đổi tên Sở Giao dịch I NHNo&PTNT thành chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long. Để xây dựng thương hiệu kinh doanh mới, đồng thời phát huy lợi thế Ban lãnh đạo chi nhánh đã có nhiều giải pháp năng động sáng tạo. Những giải pháp này đã nhanh chóng đưa chi nhánh Thăng Long đi vào kinh doanh ổn định, mang lại hiệu quả nhất định cả về kinh tế cũng như

về chính trị, xã hội, góp phần khẳng định vị thế của Chi nhánh trong toàn hệ

thống.

Mười lăm năm tuy chưa dài nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã lớn mạnh và trưởng thành. Hiện tại chi

nhánh đã vàđang củng cố lại hoạt động mở mang các dịch vụ tiện ích để tiếp tục vươn ra, chiếm lĩnh thị trường thủđô Hà Nội.

2.1.2. Các dịch vụ chủ yếu của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

Từ việc nhận thức sâu sắc về vấn đề hội nhập, thời gian qua chi nhánh

đã cố gắng tập trung cho việc phát triển dịch vụ của mình, có thể kểđến các dịch vụ của chi nhánh như sau:

Dịch vụ nhận tiền gửi

Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và thực hiện các hình thức huy động vốn khác.

Dịch vụ co vay

Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệđối với các thành phần kinh tế. Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay theo dựán, tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu, thương phiếu, các giấy tờ có giá, tài trợ, uỷ thác.

Dịch vụ thanh toán trong nước

Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho cá nhân và tổ chức kinh tế, chuyển tiền thanh toán trong nước, thu chi hộ (đặc biệt là chi trả lương hộ các

đơn vị kinh tế).

Dịch vụ kinh doanh đối ngoại

Thanh toán xuất nhập khẩu theo các phương thức: Tín dụng như (L/C), nhờ thu, chuyển tiền.

Mua bán ngoại tệ thanh toán phi thương mại: Chi trả kiều hối, chi trả

cho người lao động xuất khẩu, chuyển tiền đi, đến phục vụ các mục đích khác.

Dịch vụ mua bán ngoại tệ:

Chi nhánh được thực hiện mua bán 2 loại ngoại tệ là USD và EUR với các hình thức mua bán như: giao ngay, kỳ hạn, hoán đổi.

Dịch vụ bảo lãnh

Bao gồm các hình thức sau: Bảo lãnh bằng thư tín dụng, bảo lãnh dự

thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán. Các dịch vụ khác

Rút tiền tựđộng bằng máy ATM, Western Union, dịch vụ thẻ, và chuẩn bị triển khai một số dịch vụ khác như: Môi giới bất động sản, dịch vụ kinh doanh các loại ngoại tệ khác nhưđô la Úc… khi Tổng Giám đốc cho phép.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long Thăng Long

Những năm đầu của thế kỷ 21 đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình đổi mới, đưa nền kinh tế bước sang giai đoạn phát triển chiều sâu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Là một lĩnh vực nhạy cảm, đòi hỏi phải có những bước đi thận trọng trong quá trình đổi mới, hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long nói riêng có những nhiệm vụ rất nặng nề, vừa phải khắc phục những tồn tại cũ, vừa phải vươn lên đểđáp

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long ppt (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)