Nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công tác đào tạo phải đi đô

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long ppt (Trang 82 - 84)

đôi với sử dụng cán bộ sau đào tạo.

Hiện nay, trình độ cán bộ của ngân hàng là thấp so với các NHTM khác. Tỷ lệ cán bộ có trình độ trung cấp, cao đẳng chiếm 55,24% trong khi đó

tỷ lệ này chỉở các ngân hàng khác như NH Đầu tư và Phát triển là 29%, NH Ngoại thương là 30%, ACB là 22,2%. Với chất lượng đội ngũ cán bộ như

hiện nay, ngân hàng khó có thể phát triển dịch vụ ngân hàng.

Để chủđộng hội nhập một cách có hiệu quả cần chuẩn bị vàđảm bảo những điều kiện nhất định. Đó là phải đẩy nhanh quá trình đổi mới đồng bộvà

sâu sắc trên nhiều mặt của hoạt động ngân hàng, từđổi mới thể chế, cơ chế

chính sách đến đổi mới công nghệ và qui trình nghiệp vụ cho phù hợp với các thông lệ quốc tế… Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ khó khăn và phức tạp này, đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộđược đào tạo kỹ lưỡng không chỉ về

mặt chuyên môn, nghiệp vụ mà còn cả về khía cạnh đạo đức, bản lĩnh nghề

nghiệp, đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, sẵn sàng chấp nhận vượt qua khó khăn thách thức vì sự thắng lợi của sự nghiệp đổi mới ngân hàng. Mặt khác, nếu chỉ tập trung vào đầu tưđổi mới công nghệ mà không quan tâm đến việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ am hiểu về lĩnh vực này thì sẽ

dẫn đến lãng phí vốn đầu tư, hiệu quả sử dụng công nghệ thấp kém… Do vậy, giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng?

Thứ nhất, cần thống nhất cao về mặt nhận thức cũng như sự nhất quán trong tổ chức thực hiện coi nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết

định sự thành công phát triển dịch vụ, trong cạnh tranh và hội nhập.

Thứ hai, thực sựđổi mới tư duy và cách thức tổ chức thực hiện công tác

đào tạo theo hướng xuất phát từ nhu cầu của thị trường lao động ngân hàng. Theo nghĩa đó, chi nhánh cần tổ chức đào tạo cán bộ theo các hướng cụ thể

như sau:

Đào tạo lại cán bộ quản lý: Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng phó phòng chi nhánh để có những kiến thức cơ bản trên một số lĩnh vực quan trọng quản trị ngân hàng, quản lýđiều hành kinh doanh, các kiến thức về công nghệ thông tin, mở thị trường, phân tích, dự báo phòng ngừa rủi ro, quản lý hành chính…

Đối với các cán bộ giao dịch: Cần chú trọng đào tạo nâng cao kỹ năng giao tiếp và phục vụ khách hàng. Các cán bộ giao dịch cần phải được học qua các lớp đào tạo, huấn luyện về kỹ năng giao tiếp với khách hàng đặt biệt là kỹ

năng phỏng vấn, kỹ năng đàm phán, kỹ năng marketing…

Ngoài ra cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ chuyên về tin học có thể vận hành thành thạo các thiết bịđiện tử, nghiên cứu khai

thác, sử dụng tối đa các tính năng của các phương tiện, công nghệ hiện đại này để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mặt hoạt động, bắt đầu tư

những việc rất đơn giản như tin học hoá quản lý văn phòng, quản lý lương, tiến tới từng bước cải tiến sáng tạo và sản phẩm phần mềm phù hợp với các yêu cầu cụ thể của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Thứ ba, cần gắn kết chặt chẽ giữa công tác đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, lấy việc đáp ứng mục đích sử dụng làm mục đích cuối cùng và thước đo đánh giá hiệu quả công tác đào tạo. Nhận thức này sẽ là cơ sở rõ ràng cho việc xây dựng nội dung chương trình, tổ chức theo dõi, đánh giá kết quả và hiệu quảđào tạo cán bộ. Mỗi cán bộ sau khi được cửđi đào tạo, cần

được tạo điều kiện giao thêm việc để có thể vận dụng tối đa những kiến thức, kinh nghiệm mới học được nhằm khai thác có hiệu quả hơn các tiềm năng công nghệ, kỹ thuật mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sởđó, lấy kết quả vận dụng tri thức được đào tạo và những

đóng góp thực sựđểđánh giá năng lực và kết quả học tập, xem xét đề bạt thay vì phải dựa vào quá nhiều hình thức bằng cấp như vừa qua.

Thứ tư là phải tranh thủ sự trợ giúp thông qua hợp tác quốc tế. Bên cạnh những cố gắng đãđạt được, để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo, cần tranh thủ tối đa các trợ giúp quốc tế thông qua các chương trình hợp tác. Ngân hàng cần xây dựng và thực hiện các đềán hợp tác quốc tế trong lĩnh vực

đào tạo. Trong đó cần tính đến việc sử dụng các hình thức đào tạo khác nhau, các đối tác tiềm năng có thể huy động để thực hiện đào tạo và hỗ trợ về tài chính, về tư liệu… Trước mắt cần chúý thực hiện tốt các khoáđào tạo trong khuôn khổ các dựán hỗ trợ cải cách hệ thống ngân hàng của các Tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế WB, ADB, IMF… Đồng thời, cần tìm kiếm sự hợp tác và trợ giúp vềđào tạo nguồn nhân lực thông qua các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh hoạt động tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long ppt (Trang 82 - 84)