Kết quả thực hiện một số dịch vụngân hàng chủ yếu

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long ppt (Trang 39 - 53)

Nhận thức được vấn đề cấp bách là phải nhanh chóng phát triển dịch vụ

ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, thu hút khách hàng, đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế và hội nhập, Ban lãnh đạo chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long

đã có một ý tưởng mới trong kinh doanh là thành lập một siêu thị ngân hàng, một trung tâm tài chính lớn với đầy đủ các dịch vụ ngân hàng tại trụ sở giao dịch kiểu mẫu. Để chuẩn bị cho ý tưởng mới mẻđó, thời gian qua chi nhánh

đã hết sức cố gắng trong việc phát triển dịch vụ của mình vàđạt được kết quả

như sau:

Dịch vụ huy động vốn

Với phương châm "tự chủ về nguồn vốn", việc khai thác các nguồn vốn tiềm tàng trong xã hội là mục tiêu hàng đầu được đặt ra. Bằng các hình thức huy động vốn hấp dẫn và phong phú, chủđộng nhạy bén trong công tác tiếp thị, đổi mới phong cách giao dịch và phát triển mạng lưới hợp lý, chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long đã thu hút được nguồn tiền gửi lớn của các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội. Điều đóđược thể hiện ở sự tăng trưởng nguồn vốn qua các năm như sau:

Biểu 2.2: CƠCẤUNGUỒNVỐN (Đơn vị: tỷđồng) TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tăng trưởng 2003 so với 2002 Năm 2004 Tăng trưởng 2004 so với 2003 Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Nguồn vốn huy động (cả ngoại tệ qui đổi) 5.939 6.798 14% 8.253 21% 1.1 Tiền gửi dân cư 1.034 17 1.046 15 0,01% 993 12 -0,05% 1.2 Tiền gửi TCKT 3.774 64 4.270 63 13% 5.477 66 28% 1.3 Tiền gửi TCTD 1.131 19 1.482 22 31% 1.783 22 20% 2 Nguồn vốn huy động 5.939 6.798 14% 8.253 21%

theo thời hạn

2.1 Nguồn huy động ngắn hạn

3.510 59 5.003 74 43% 5.992 3 20%

2.2 Nguồn huy động trung dài hạn 2.429 41 1.795 26 -26% 2.261 27 26% 3 Nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (qui đổi) 547 9 902 13 65% 1.123 14 65% 3.1 Tiền gửi dân cư 513 94 433 48% -16% 541 48% 25% 3.2 Tiền gửi TCKT-TD 34 6 469 52% 14% 582 52% 24%

(Nguồn: Từ báo cáo tổng kết các năm 2002, 2003, 2004)

Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy tổng nguồn vốn huy động tăng đều qua các năm: năm 2003 tăng 14%, năm 2004 tăng 21%. Đến 31/12/2004, tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh đạt 8.253 tỷđồng. Trong đó, nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng lớn và tăng qua các năm, với tỷ

lệ tăng 28% là khá lý tưởng đối với một ngân hàng thương mại, vì nguồn này thường ổn định và lãi suất phải trả thấp. Loại tiền gửi, tiền vay từ TCTD lần lượt chiếm 19%, 22%, 22%. Đây là loại nguồn vốn gây ra sự bấp bênh, không

ổn định của nguồn vốn ngân hàng. Các hình thức huy động vốn áp dụng mà chi nhánh áp dụng: Huy động tiết kiệm với các kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, 24 tháng và trên 24 tháng. Huy động tiết kiệm bậc thang với các kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, trên 12 tháng.

Ngoài ra, chi nhánh cũng rất tích cực thực hiện dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm của công chúng bằng cách mở rộng thời gian giao dịch với khách hàng gửi tiền thông qua việc tổ chức huy động tiết kiệm chiều tối. Dịch vụ

này bước đầu đạt kết quả tốt đẹp. Sau 1 tuần đầu thực hiện, chi nhánh đã thu hút từ dân cưđược 8 tỷđồng tại 2 địa điểm giao dịch.

Mặc dù rất tích cực triển khai dịch vụ huy động vốn, nguồn huy động vốn từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng thấp. Năm 2002, 2003, 2004 loại nguồn vốn này chiếm tỷ lệ tương ứng là 14%, 15%, 12% tổng nguồn vốn. Nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng giảm, năm 2004 giảm 0.05% so với năm 2003. Xu hướng dân chúng không gửi tiền vào ngân hàng một phần là do chất lượng dịch vụ huy động vốn yếu kém, hình thức dịch vụ không đa dạng, kém linh hoạt, không thuận tiện cho khách hàng… Đây là tình trạng chung của NHTM Việt Nam hiện nay. Do chất lượng dịch vụ thấp nên buộc các ngân hàng phải dùng chiến lược nâng lãi suất tiền gửi để huy động vốn cho hoạt

động tín dụng. Cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng diễn ra liên tục đã thu hẹp chênh lệch lãi suất đầu ra, đầu vào của các ngân hàng, đẩy các ngân hàng vào nguy cơ rủi ro cao. Trong trung và dài hạn, cạnh tranh về lãi suất có thể tổn hại đối với hệ thống tài chính, ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Như vậy, có thể kết luận là cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh chưa hợp lý không ổn định do nguồn tiền gửi của dân cư thấp và có xu hướng giảm.

Điều này dẫn đến rủi ro trong việc đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Nếu xét nguồn vốn theo cơ cấu kỳ hạn, ta nhận thấy sự tăng trưởng nguồn vốn của ngân hàng là do sự tăng trưởng của nguồn tiền gửi ngắn hạn. Năm 2002 nguồn vốn ngắn hạn chiếm 59% tổng nguồn vốn, namư 2003 nguồn này chiếm 74% tổng nguồn vốn và tăng 43% so với năm 2002; năm 2004 nguồn tiền gửi ngắn hạn chiếm 73% tổng nguồn vốn và tăng 20% so với năm 2003. Trong khi đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2002 nguồn vốn huy động trung và dài hạn chiếm 41%, năm 2003 chiếm 26%, giảm 26% so với năm 2002; năm 2004 nguồn tiền huy động trung và dài hạn chiếm 27% tổng nguồn vốn tăng so với năm 2003 là 26%, tuy nhiên nguồn này vẫn giảm so với năm 2002. Đây là sự mất cân đối nghiêm trọng trong cơ cấu nguồn vốn của chi

nhánh. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng cho vay, đầu tư vào các dựán trung và dài hạn.

Nguồn tiền gửi bằng ngoại tệ cũng tăng mạnh với tỷ lệ là 65% và 25%. Nhưng tỷ trọng nguồn ngoại tệ thấp, năm 2002 chiếm 9%, năm 2003 chiếm 13%, năm 2004 chiếm 14%. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh.

Dch v cho vay

Phân tích tình hình cho vay sẽđem lại một cái nhìn thấu đáo hơn về

hoạt động của ngân hàng, biết được ngân hàng đang ở trong tình thế nào và thực sự nguồn vốn huy động đãđược ngân hàng cho vay như thế nào, cóđáp

ứng được nhu cầu của khách hàng không? cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế có hợp lý không? cóđảm bảo cân đối giữa nguồn vốn cho vay không? BIỂU 2.3: CƠCẤUCHOVAY (Đơn vị: tỷđồng) TT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Tăng trưởng 2003 so với 2002 Năm 2004 Tăng trưởng 2004 so với 2003 Dân số Tỷ trọng % Dân số Tỷ trọng % Dân số Tỷ trọng % A Kết quả cho vay

1 Doanh số cho vay 2.118 3.787 79% 9.063 139% 2 Doanh số thu nợ 1.894 2.877 52% 7.565 163% 3 Tổng dư nợ 688 1.845 168% 3.343 81% 4 Dư nợ quá hạn 24 35 32 1,7 14% 24 0,7 -25% B Dư nợ theo TPKT 688 1.845 168% 3.343 81% 1 DNNN 586 85 1.118 60 91% 1.652 49 48% 2 DNNQ 41 6 383 21 834% 1.106 33 189% 3 DN nước ngoài 0 0 0 0 0 0 0 4 Cá nhân, hộ sản xuất 61 9 344 19 464% 585 18 -7,6% C Dư nợ theo thời hạn 688 1.845 168% 3.343 208%

1 Dư nợ ngắn hạn 579 84 1.092 59 88% 2.215 66 103% 2 Dư nợ trung dài hạn 109 16 753 41 590% 1.128 34 50%

(Nguồn: từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004).

Qua bảng thống kê trên đây, chúng ta nhận thấy dư nợđối với các thành phần kinh tếđều tăng nhanh. Doanh số cho vay năm 2003 tăng 79% so với năm 2002, năm 2004 tăng 139% so với năm 2003. Điều đó chứng tỏ Chi nhánh đã rất nỗ lực trong việc mở rộngd dầu tư, tìm kiếm khách hàng và dựán

đầu tư. Đặc biệt chi nhánh đã tích cực mở rộng cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu lao động, liên kết với một số công ty sản xuất ô tô nhằm tăng cường việc cho vay đối với khách hàng có nhu cầu mua ô tô… Cho vay dưới hình thức chiết khấu bộ chứng từ cũng được chúý. Các khách hàng xuất khẩu gửi chứng từ qua ngân hàng nhờ ngân hàng đòi tiền hộ. Đồng thời, đề nghị chi nhánh cho họ chiết khấu bộ chứng từ. Chi nhánh thực hiện cho vay 90% đến 95% giá trị bộ chứng từ xuất khẩu. Ngoài ra để tránh phiền hà cho khách hàng, ngân hàng thực hiện cho vay, giải ngân tại nhà, địa chỉ mà khách hàng yêu cầu.

Tuy nhiên việc cho vay đối với DNNQD còn hạn chế. Tỷ trọng dư

nợđối với thành phần này còn thấp. Dư nợ năm 2002 đối với thành phần này chiếm 6% năm 2003 là 21%, năm 2004 là 33%. Trong khi đó dư nợ cho vay

đối với các DNNN qua các năm 2002, 2003, 2004 tương ứng là 85%, 60%, 49%. Điều này một phần là do ý chí chủ quan của một số cán bộ tín dụng. Họ

có những mặc cảm về hoạt động kinh doanh theo kiều chộp giật của DNNQD. Nên họ thực sự còn e dè khi xem xét cho vay đối với thành phần này. Hoặc ngay trong chính sách cho vay của chi nhánh đối với thành phần này so với các DNNN cũng rất khác nhau: Các DNNQD khi muốn vay vốn của ngân hàng thì họ nhất thiết phải có tài sản đảm bảo ngoài việc phải có dựán, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả…. Còn đối với các DNNN khi được

phải có tài sản thế chấp…. Điều này một phần là do phía các DNNQD thường khó khăn về lượng vốn tham gia và tài sản bảo đảm. Việc thực hiện pháp lệnh thống kê, kế toán của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa nghiêm túc. Số liệu phản ánh chưa chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa thực hiện việc kiểm toán các báo cáo tài chính. Vì vậy ngân hàng rất khóđánh giá khi xem xét giải quyết cho vay. Hơn nữa, tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của Thành phố rất chậm chạp và có nhiều vướng mắc phát sinh khi thực hiện. Do đó, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Tuy nhiên qua số liệu trên đã cho thấy, chi nhánh cũng đang nỗ lực mở

rộng cho vay đối với thành phần DNNQD, điều đóđược thể hiện qua chỉ tiêu dư nợđối với thành phần này tăng lên liên tục. Năm 2003, dư nợđối với các DNNQD tăng 834% so với năm 2002, và năm 2004 dư nợđối với thành phần này tăng 189% so với năm 2003. Kèm theo điều đó là dư nợ cho vay đối với các DNNN giảm dần. Việc mở rộng cho vay đối với các DNNQD đang phù hợp với xu thế chung và thích ứng với tiến trình cổ phần hoá các DNNN ở

Việt Nam hiện nay.

Xét dư nợ theo thời hạn, ta nhận thấy dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên liên tục qua các năm. Năm 2002 dư nợ ngắn hạn chiếm 84% tổng dư nợ; năm 2003 dư nợ ngắn hạn chiếm 59% tổng dư nợ và tăng 88% so với năm 2002; năm 2004 dư nợ ngắn hạn chiếm 66% và tăng so với năm 2003 là 103%. Trong khi đó dư nợ trung và dài hạn lại chiếm tỷ lệ nhỏ, năm 2002 - 2004 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn lần lượt chiếm 16%, 41%, 34%. Tuy nhiên dư nợ trung và dài hạn cũng tăng lên liên tục, năm 2003 tăng so với năm 2002 là 590%, năm 2004 tăng so với năm 2003 là 50%. Điều đó chứng tỏ chi nhánh đã rất tích cực tìm kiếm các dựán đầu tư trung và dài hạn nhằm nâng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn lên và hợp lý hơn về cơ cấu cho vay của chi nhánh.

Kết quả thực hiện dịch vụ cho vay cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng "nóng", vượt ngoài tầm kiểm soát của chi nhánh. Thời gian qua tình trạng đảo nợ, gia hạn nợ, nợ quá hạn xảy ra tương đối nhiều. Điều đóđãảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng.

Kết hợp biểu 2.3 và 2.3, ta nhận thấy nguồn vốn ngắn hạn mà ngân hàng huy động được qua các năm 2002 đến 2004 tương ứng là 3.510 tỷ VNĐ, 5.003 tỷ VNĐ, 5.992 tỷ VNĐ, tuy nhiên nguồn vốn này được ngân hàng sử

dụng cho vay đối tượng có nhu cầu vay ngắn hạn qua các năm từ 2002 đến 2004 tương ứng là: 579 tỷđồng, 1.092 tỷđồng và 2.215 tỷđồng. Số còn lại, chi nhánh thực hiện ký quỹ tỷ lệ DTBB vàđiều chuyển về Trung tâm điều hành NHN0& PTNT Việt Nam (gọi tắt là TTĐH) để hưởng phíđiều hoà vốn. Số

vốn điều về TTĐH sẽ không sinh lợi cao bằng số vốn đã cho vay, vì phíđiều hoà vốn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất cho vay, tuy nhiên nóđảm bảo an toàn, ít rủi ro.

Trong năm 2003, mặc dù chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn như: Đổi tên Sở giao dịch I thành Chi nhánh NHN0 và PTNT Thăng Long, sửa chữa thay đổi trụ sở làm việc, triển khai dựán hiện đại hoá công nghệ NH. Nhưng chi nhánh đã giữ vững được ổn định kinh doanh vàđạt được những kết quả

nhất định. Đến 31/12/2004 số khách hàng quan hệ tín dụng với chi nhánh là hơn 1.200 khách hàng. Đặc biệt, khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng gia tăng.

Chất lượng tín dụng ngày một nâng cao. Tính đến năm 2004, nợ quá hạn giảm 25% so với năm 2003. Điều này là do chi nhánh đã tích cực trong công tác thu nợ, đánh giá nợ xấu, tiến hành phân tích kỹ càng khả năng phát triển kinh doanh và tình hình tài chính của khách hàng trên cơ sởđóđưa ra quyết định đầu tư phù hợp với cơ chế tín dụng và khả năng quản lý không chỉđối với khách hàng vay vốn mà còn đối với cả cán bộ tín dụng.

Có thể nói thời gian qua Chi nhánh NHNo và PTNT Thăng Long đã có nhiều biện pháp tích cực đẩy mạnh cho vay đối với các loại hình doanh

nghiệp, chú trọng triển khai các phương thức vàđối tượng cho vay như: cho vay đồng tài trợ, cho vay tiêu dùng, uỷ thác cho vay, dịch vụ ch vay tại nhà,

đang tiến hành cho vay thấu chi tài khoản… Chủđộng tiếp cận với khách hàng, củng cố khách hàng truyền thống, tăng cường tiếp thị thu hút thêm nhiều khách hàng mới, có chính sách ưu đãi lãi suất đối với khách hàng có tiềm lực tài chính, có uy tín trong hoạt động tín dụng và khách hàng vay vốn sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ… nhờđóđẩy nhanh tốc độ tăng trưởng dư nợ. Tuy nhiên, bên cạnh đó chi nhánh cần nghiên cứu về chính sách cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh, để từđó có thể

mở rộng cho vay đối với thành phần này hơn nữa, phù hợp với xu thế chung của nền kinh tế hiện nay.

Dch v thanh toán quc tế

BIỂU 2.4: KẾTQUẢHOẠTĐỘNGTHANHTOÁNQUỐCTẾ

(Đơn vị: Triệu USD)

STT Chỉ tiêu Doanh số năm 2002 Doanh số năm 2003 Tăng trưởng 2003 so với 2002 Năm 2004 Tăng trưởng 2004 so với 2003 1 Thanh toán hàng nhập khẩu 111 147 32% 347 136% 2 Thanh toán hàng xuất khẩu 1 1,55 55% 4,40 184% 3 Chi trả kiều hối 0 429 603 41%

(Nguồn: từ báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2002, 2003, 2004)

Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh số thanh toán hàng xuất và hàng nhập cũng như chi trả kiều hối qua các năm đều tăng mạnh mẽ, mặc dù những năm qua rất khó khăn về nguồn ngoại tệ thanh toán. Điều đó chứng tỏ hoạt

động thanh toán quốc tếđang trên đà mở rộng và phát triển, phục vụ tốt nhu cầu thanh toán xuất, nhập khẩu của khách hàng. Một số hình thức thanh toán quốc tếáp dụng đối với các doanh nghiệp tại chi nhánh là: hình thức thư tín

Một phần của tài liệu Tài liệu Luận văn: Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thăng Long ppt (Trang 39 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)