MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) của Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone (Trang 37)

14. Hình 3.1: Mô hình phần mềm V Mobile

2.2. MÔI TRƯỜNG KINH DOANH

2.2.1. Môi trường vĩ mô

Phân tích môi trường vĩ mô để xác định và hiểu rõ được các yếu tố môi trường bên ngoài, tác dộng của chúng đến hoạt động kinh doanh của công ty, từ đó xác định những cơ hội cũng như khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình kinh doanh của mình.

2.2.1.1. Môi trường nhân khẩu

(Nguồn: Tổng cục thống kê VN)

H2.2. Biểu đồ dân số Việt Nam giai đoạn 1950-2100

Tính đến ngày 29/12/2011 tổng dân số của Việt Nam ước tính 87,84 triệu người (xếp thứ 13 trong các nước đông dân nhất thế giới) với khoảng hơn 20 triệu hộ gia đình. Trong đó dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu người, chiếm 30,6% tổng dân số cả nước; dân số khu vực nông thôn 60,96 triệu người, chiếm 69,4%. Dân số vẫn tăng nhanh hàng năm, mỗi năm dân số nước ta tăng khoảng 950.000 người (theo Tổng cục thống kê

Gia đình tập trung hai thế hệ ở khu vực thành thị là chủ yếu, đặc biệt với tầng lớp có thu nhập trên trung bình. Thu nhập của gia đình từ chỗ một nguồn từ người chồng chuyển qua hai nguồn (cả vợ và chồng). Với quy mô dân số lớn,

Việt nam là một thị trường lớn cho tiêu thụ sản phẩm. Kết quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”, thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ thuộc. Tuy nhiên, nước ta cũng bắt đầu bước vào thời kỳ già hóa dân số.

Ngoài yếu tố là thị trường trẻ, thu nhập của người tiêu dùng ở các đô thị Việt Nam cũng đã tăng đáng kể trong vài năm gần đây. Trong một chừng mực nào đó, điều này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng và lối sống của người Việt Nam. Dân số đông và tăng lên mỗi năm, dân số tập trung chủ yếu ở đồng bằng, và các thành phố lớn, vì vậy khu vực này là thị trường chủ yếu. Cơ cấu dân số vàng sẽ đem lại cơ hội cho các công ty trong ngành có được nguồn lao động trẻ, có tay nghề.

2.2.1.2. Môi trường kinh tế

Biểu đồ tăng trưởng Việt Nam 2006-2011

8,23 8,48 6,23 5,32 6,78 5,89 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Tỷ l % (Nguồn: Tổng cục thống kê VN)

Hình 2.3. Biểu đồ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam 2006-2011

Dự đoán vào năm 2012 tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là 6-6,5% (Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Thị Minh). Mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong các năm từ 2006 – 2007 tương đối cao, nhưng từ năm 2008 – 2011 thì

mức tăng trưởng này giảm khá nhiều do chính sách kiềm chế tăng trưởng kinh tế để giảm lạm phát của Nhà nước.

Kinh tế tăng trưởng dẫn đến chi tiêu của khách hàng nhiều hơn, công ty có thể mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao.

Lãi suất cơ bản vào năm 2008 dao động mạnh từ 8.5% - 14%, năm 2009 là 7% và lãi suất cơ bản hiện nay là 8%.Với lãi suất cơ bản hiện nay là 8% thì lãi suất trần là 14%, điều này gây khó khăn cho các DN trong việc vay vốn đầu tư, mở rộng sản xuất…

Lạm phát ở Việt Nam cao (năm sau so với năm trước). Mức lạm phát năm 2007 là 16.33%, năm 2008 là 22.97%, năm 2009 là 6.88%, năm 2010 là 9.19%, năm 2011 là 18.58%. Năm 2012 lạm phát Việt Nam tính tới tháng 2 đạt mốc 16.85% đứng đầu các nước Đông Á về lạm phát. Theo dự báo thì mức lạm phát năm 2012 ở VN sẽ gia tăng và ở mức 2 con số nhưng thấp hơn so với mức lạm phát năm 2011. Lạm phát tăng cao, giá cả các mặt hàng sẽ gia tăng, người tiêu dùng cố gắng cắt giảm những chi tiêu không cần thiết, tiêu dùng giảm. Hơn nữa, nền kinh tế bất ổn sẽ gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các công ty.

Việc Việt Nam kí kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và tham gia vào các thoả thuận khu vực thương mại tự do theo lộ trình CEPT/AFTA đã mở ra thị trường rộng lớn.

Vào tháng 04/2009, tại cuộc tọa đàm về triển vọng 3G tại Việt Nam, Thứ trưởng thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cũng đã đưa ra dẫn chứng về mối liên hệ giữa phát triển viễn thông và tăng trưởng nền kinh tế. Theo đó, các nghiên cứu trên thế giới về viễn thông đã chứng tỏ được rằng ở mỗi quốc gia, mỗi khi dân số sử dụng kết nối Internet băng rộng tăng trưởng thêm 10%, thì sẽ mang lại mức tăng trưởng GDP 0,6%. Phái viên của Thủ tướng về Công nghệ thông tin, GS.TSKH Đỗ Trung Tá cũng dẫn chứng trong một cuộc đối thoại trực tuyến diễn ra vào đầu năm nay rằng “3G là hệ thống băng rộng nên các dịch vụ được phát triển mạnh, ảnh hưởng gián tiếp tới phát triển kinh tế. Nếu tăng 10% sử dụng 3G thì GDP cũng tăng 11%.”Tăng trưởng GDP 2011 của Việt Nam đạt

5.89% thấp hơn so với năm 2010 là 6,78 %. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. Tỷ lệ lãi suất cho vay đang được điều chỉnh theo hướng giảm dần. Như vậy, nhìn chung nền kinh tế Việt Nam đang có chuyển biến lớn: môi trường kinh tế ngày càng cải thiện, tốc độ tăng trưởng gia tăng, nền kinh tế đi vào ổn định.

2.2.1.3. Môi trường chính trị - xã hội

Trong những năm gần đây Việt Nam luôn được biết đến là một quốc gia có nền chính trị ổn định. Với chính sách ngoại giao ngày càng mở rộng, Việt Nam đã và đang thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Chính sách thuế cũng có nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp. Thuế xuất nhập khẩu cũng giảm dần theo từng mặt hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO.

Luật pháp Việt Nam ngày càng minh bạch, cải tiến nhiều luật mới như luật đầu tư, luật chống độc quyền, chống bán phá giá giúp doanh nghiệp có một môi trường kinh doanh lành mạnh, ổn định. Chính sách nhà nước cũng hướng tới tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, thủ tục hành chính còn nhiều bất cập vẫn còn gây khó khăn trở ngại cho doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư kinh doanh.

Nhìn chung, môi trường chính trị luật pháp của Việt Nam tương đối thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và đầu tư.Đây là một thuận lợi cho Viễn thông - Di động giảm bớt rào cản gia nhập ngành. Sự cải thiện luật kinh tế 2005 sửa đổi và bổ sung 2009 cũng là điều kiện thuận lợi cho việc giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

2.2.1.4. Môi trường văn hóa

Người Việt Nam có truyền thống văn hóa Á Đông, tuy nhiên trong quá trình hội nhập có sự giao thoa văn hóa, bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa khác. Điều đó dẫn đến xu hướng mua sắm tiêu dùng của người dân có sự thay đổi đáng kể. Theo Viên Nghiên Cứu Tư Vấn Phát Triển Xã Hội (ĐH Quốc Gia TP.HCM) nền văn hóa tiêu dùng Việt Nam mới sẽ gồm 3 đặc điểm cơ bản:

- Tiêu dùng dựa trên giá trị: Hành vi lựa chọn những sản phẩm – dịch vụ tốt, bền, giá cả phù hợp, thỏa mãn cao nhất nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng. - Tiêu dùng thông minh: Hành vi tiêu dùng dựa trên tư duy nhận thức, tiêu dùng những gì mình biết, mình hiểu rõ.

- Tiêu dùng có trách nhiệm: Hành vi tiêu dùng mang tính xã hội cao, tiêu dùng có trách nhiệm không chỉ mua hàng hóa – dịch vụ thỏa mãn nhu cầu đời sống cá nhân, biết lựa chọn hàng hóa của những doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội.

2.2.1.5. Môi trường tự nhiên- công ngh

Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi doanh nghiệp. Công nghệ tác động quyết định đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp: chất lượng và chi phí và sự khác biệt hóa của sản phẩm, dịch vụ. Thay đổi công nghệ là một điều khó khăn, nó hỏi các doanh nghiệp cần phải đảm bảo nhiều yếu tố khác như: nguồn lao động phải phù hợp, đủ năng lực tài chính, chính sách phát triển, sự điều hành quản lý ...

Với đặc thù ngành viễn thông di động, một điểm nỗi bật về công nghệ là tốc độ phát triển nhanh và lan tỏa của công nghệnhư: dịch vụ điện thoại cố định, điện thoại di động, công nghệ 3G, 4G, GPS. Điều này đặt các công ty trong ngành trước áp lực phải thường xuyên nâp cấp công nghệ mạng nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng. Ngoài ra vồng đời các sản phẩm phục vụ viễn thông di động có xu hướng rút ngắn, buộc các công ty trong ngành phải nâng cao năng lực khai tháccông nghệ hiện tại

Yếu tố tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, thời tiết... Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ, sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng viễn thông của Vinaphone. Trong năm 2011 đã có một số cơn bão mạnh đỗ bộ vào các tỉnh duyên hải miền Trung, một số trận lụt lớn xảy ra trên diện rộng làm mất liên lạc cho nhiều trạm BTS tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, TT – Huế và Quảng Nam, điều này gây thiệt hại rất lớn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng của các nhà mạng.

2.2.2. Môi trường vi mô ( mô hình 5 tác lực của M.E. Porter)

H 2.4. Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của M.E. Porter

2.2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Sở dĩ mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành là một tác lực cạnh tranh vì các công ty trong ngành thường lệ thuộc lẫn nhau, hành động của một công ty thường kéo theo hành động đáp trả của các công ty khác. Sự ganh đua mãnh liệt khi một công ty bị thách thức bởi các hành động của công ty khác hay khi công ty nào đó nhận thấy cơ hội cải thiện vị thế thị trường của mình. Ở đây chúng ta chỉ đi vào phân tích Dịch vụ 3G.

Thị trường Viễn thông 3G đã có sự cạnh tranh gay gắt của các nhà mạng Vinaphone, Viettel, Mobifone và EVN telecom (hiện nay đã sáp nhập với Viettel)… Dù Vinaphone 28.71% thị phần nhưng nhà mạng điện thoại Viettel lại đang dẫn đầu với 36,72% thị phần và Mobifone 29.11% thị phần. Ngoài ra còn có các nhà mạng 3G trên thế giới.

(Nguồn: Bộ TT & TT)

H 2.5. Th phần các nhà mạng (12/2010)

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Nhận định các đối thủ tiềm ẩn có thể thâm nhập vào ngành là hết sức cần thiết, bởi họ đe dọa đến thị phần của các công ty hiện tại trong ngành. Trong đó là nhóm bộ tứ nhà mạng nhỏ là Beeline, Vietnamobile, S-fone trong đó Beeline là nhà mạng có tiềm lực tài chính mạnh nhất và đang khẳng định vị thế của mình với nguồn tài chính dồi dào từ công ty mẹ ở nước ngoài rót vốn đầu tư.

Truyền thông “lấn sân” viễn thông: truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình (Với ưu thế về băng rộng). Với sự phát triển của công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông - công nghệ thông tin và truyền thông của Việt Nam bắt đầu trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Việc truy cập Internet qua mạng cáp truyền hình có thể đạt tốc độ tải về tới 54 Mbps và tải lên 10 Mbps. Đồng thời, thông qua hệ thống đường truyền này, ngoài truyền hình và Internet, khách hàng còn có thể tiếp cận nhiều dịch vụ giải trí khác như chơi game online, xem ti vi trên máy vi tính, xem truyền hình và phim theo yêu cầu...

2.2.2.3. Khách hàng tiêu th

Dân số thị trường khoản 86 triệu dân, tỷ lệ dân số trẻ đang có nhu cầu dịch vụ liên lạc và họ rất khát khao khám phá công nghệ mới và các xu hướng mới . “Họ tương tác trực tuyến với nhau”, do vậy không lạ khi tỉ lệ truy cập

Internet ở Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều so với các quốc gia lân cận khác. Hơn nữa, thu nhập hộ gia đình của người VN cũng đang tăng dần, điều này sẽ làm tăng sức tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng và các dịch vụ trong đó phải kể đến là điện thoại di động và Internet . Do đó các nhà phát triển dịch vụ 3G có thể tin tưởng về sự tiếp nhận mạnh mẽ từ phía người tiêu dùng Việt Nam bởi họ có nhu cầu cao cấp hơn cả tin nhắn SMS, tải nhạc chuông và hình nền – vốn là đại diện cho những dịch vụ dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay.3G được triển khai trên nền tảng vốn có của 2G cả về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, … thậm chí là cả khách hàng đã và đang sử dụng 2G. Cũng như bất kì một loai hàng hoá hay dịch vụ nào trên thị trường,khách hàng luôn luôn đòi hỏi được sử dụng dịch vụ với chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý nhất. Động thái của khách hàng về sản phẩm luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. xét một cách tổng quát khách hàng “gây” sức ép cho doanh nghiệp thông qua giá cả, chất lượng dịch vụ, khuyến mại, chăm sóc khách hàng.

2.2.2.4. Nhà cung cấp

- Nhà cung cấp Tài chính và trang thiết bị chính là từ Công ty mẹ Tập đoàn viễn thông VNPT.

- Nhà cung cấp phát triển hạ tầng CP Xây dựng và Lắp đặt Viễn thông – COMAS, Ericsson, Motorola, Huawei…

- Ngoài ra còn các nhà cung cấp về cáp viễn thông, thiết bị viễn thông như máy tính, các thiết bị phát sóng di động, USB….

2.2.2.5. Sản phẩm thay thế

3G được biết đến với những tính năng ưu việt có khả năng truy nhập mạng Internet tốc độ cao - dấu hiệu khẳng định xu thế hội tụ giữa máy tính và các thiết bị cầm tay. Nếu như với mạng 2G, người dùng di động chỉ có thể tải logo, hình ảnh tĩnh… thì nay, với 3G thì người dùng có thể thoải mái lướt web, xem phim trực tuyến hoặc đàm thoại với nhau bằng hình ảnh….Các sản phẩm thay thế 3G như:

- Internet băng thông rộng, wifi và wimax: ngày càng đổi mới về công nghệ mang đến cho người dùng rất nhiều tiện ích, thuận lợi hơn hẳn là các sản

phẩm đến với người dùng từ lâu, chất lượng cao, giá rẻ đòi hỏi sừ xuất hiện sau của 3G phải thực sự hoàn thiện hơn về chất lượng, dịch vụ với giá cả hợp lý.

- 2G: 3G phát triển trên nền tảng 2G. Hai mạng này cùng tồn tại song song và roaming với nhau, có khi sẽ khó phân biệt đâu là 2G hay 3G, mà chỉ có thể gọi chung là mạng di động. Nếu chất lượng 3G không được đảm bảo, dù tiện ích của 3G có vượt trội hơn hẳn 2G người dùng sẽ quay lại sử dụng 2G để đảm bảo chất lượng, mạng 2G là sản phẩm thay thế trong cùng 1 ngành mà Vinaphone 3G cần phải quan tâm.

- 4G: Đã có mặt trên thị trường Mỹ và một số nước khác nhưng vẫn chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Nhưng mạng 4G được đánh giá là một sự hội tụ của nhiều công nghệ mạng hiện có và đang phát triển như 2G, 3G, WiMAX, Wi-Fi, IEEE 802.20, IEEE 802.22, pre-4G, RFID, UWB, satellite…để cung cấp một kết nối vô tuyến đúng nghĩa rộng khắp, mọi lúc, mọi nơi, không kể mạng thuộc nhà cung cấp nào, không kể người dùng đang dùng thiết bị di động gì. Người dùng trong tương lai sẽ thực sự sống trong một môi trường “tự do”, có thể kết nối mạng bất cứ nơi đâu với tốc độ cao, giá thành thấp, dịch vụ chất lượng cao và mang tính đặc thù cho từng cá nhân.

2.3.TỔNG QUAN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG THẾ HỆ THỨ BA (3G) TẠI

VIỆT NAM

2.3.1 Các nhà mạng cung cung cấp dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ viễn thông thế hệ thứ ba (3G) của Công ty dịch vụ viễn thông VinaPhone (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)