Quan niệm về sự lónh đạo của Thành uỷ Đà Nẵng đối với Liờn đoàn Lao động Thành phố

Một phần của tài liệu THÀNH UỶ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÃNH ĐẠO LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 35 - 44)

đoàn Lao động Thành phố

Trong những năm vừa qua, cùng hoà nhịp với công

cuộc đổi mới đất nước, sự lãnh đạo đúng đắn của

Thành uỷ Đà Nẵng đối với Liên đoàn lao động thành

phố là động lực mạnh mẽ để Liên đoàn lao động vươn lên hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là tổ chức quần chúng rộng lớn của công nhân, viên chức -

người lao động. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu cũng như sự tìm hiểu của bản thân, có

thể quan niệm về sự lãnh đạo của Thành uỷ Đà Nẵng

đối với Liên đoàn lao động Thành phố là việc Thành

uỷ đề ra các chủ trương, đường lối, lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Liên đoàn lao động thành phố, tạo điều kiện cho Liên đoàn lao động thực hiện nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược là tập hợp được

đông đảo công nhân, viên chức, người lao động trong

tất cả các thành phần kinh tế gia nhập công đoàn; chú trọng lãnh đạo các cấp uỷ Đảng thường xuyên có chương trình, nghị quyết lãnh đạo Liên đoàn cùng cấp hoạt động, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát

các ngành các cấp tại địa phương trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, đưa chủ trương, đường lối của Đảng vào cuộc sống.

Sự lãnh đạo của Thành uỷ Đà Nẵng đối với Liên

đoàn lao động thành phố được thể hiện tập trung trên

một số lĩnh vực sau:

1.2.2.1. Thành uỷ lãnh đạo, tạo điều kiện cho Liên đoàn lao động thực hiện nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược là tập hợp được đông đảo công nhân, viên chức, người lao động trong tất cả các thành phần kinh tế gia nhập Công đoàn

Tập hợp được đông đảo công nhân, viên chức, người lao động trong tất cả các thành phần kinh tế vào Công đoàn là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa

chiến lược quyết định việc xây dựng tổ chức của Liên

đoàn lao động trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, đó là

nhiệm vụ trước tiên của Liên đoàn lao động, song để

thực hiện được nhiệm vụ này trong điều kiện hiện nay

nhất thiết cần có sự lãnh đạo, tạo điều kiện của Thành uỷ để Liên đoàn lao động thành phố thu hút

được công nhân, viên chức, người lao động trong tất cả các thành phần kinh tế tự nguyện gia nhập Công đoàn. Nói cách khác, trong hoạt động lãnh đạo của mình, Thành uỷ coi sự lãnh đạo phát triển đoàn viên Công đoàn của Liên đoàn lao động thành phố chính là cơ sở để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, bảo vệ

Đà Nẵng về trước trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Điều này là hoàn toàn hợp lý và luôn được Thành uỷ quán triệt bởi việc tập hợp được đông đảo người lao

động vào Công đoàn chính là một bảo đảm thắng lợi cho cuộc đấu tranh giành quần chúng trong điều kiện

hiện nay. Như vậy, có thể thấy rằng sự lãnh đạo của

Thành uỷ đối với Liên đoàn lao động thành phố vừa có

tính tổng thể nhưng lại vừa toàn diện. Đây là mối

quan hệ hai chiều vì Thành uỷ lãnh đạo bằng nghị

quyết, chính sách, bằng vai trò tiên phong, gương

mẫu của cán bộ, đảng viên trong tổ chức Công đoàn. Tuy nhiên, Thành uỷ cũng chú ý đến tính độc lập, chủ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động của Công đoàn trong công tác và ngược lại Công

đoàn phải hoạt động trên cơ sở chủ trương của Thành

uỷ nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội thành phố đã đề ra.

Trong những năm đổi mới, Thành uỷ Đà Nẵng đã

không ngừng đổi mới tư duy, từng bước nhận thức rõ

về vai trò, vị trí, chức năng của Liên đoàn lao

động. Những tư duy mới của Thành uỷ về Liên đoàn lao động cùng với quá trình đổi mới, đã từng bước được

thể hiện trong các nghị quyết của Thành uỷ, đặc biệt

được thể hiện ở sự quan tâm lãnh đạo, cụ thể hoá, thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng về Công đoàn trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thành pháp luật, chính

sách, tạo cho Liên đoàn lao động thành phố có điều kiện hoạt động. Vì vậy hoạt động của Liên đoàn lao

động thành phố Đà Nẵng trong những năm qua đã có

những bước phát triển mới trong tập hợp công nhân,

viên chức, lao động trong các thành phần kinh tế vào Công đoàn, trong tuyên truyền giáo dục, xây dựng đội ngũ CNVC-LĐ không ngừng lớn mạnh và trong chăm lo bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của CNVC- LĐ; góp phần tạo cho quan hệ lao động phát triển, tiến bộ đã tạo động lực mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.2.2. Thành uỷ Đà Nẵng đã chú trọng lãnh đạo các cấp uỷ Đảng thường xuyên có chương trình, nghị quyết lãnh đạo Liên đoàn cùng cấp hoạt động, đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát các ngành, các cấp tại địa phương thực hiện

Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Trung

ương Đảng, Thành uỷ Đà Nẵng đã tập trung trí tuệ xây

dựng nghị quyết về xây dựng phát huy vai trò giai

cấp công nhân, tổ chức Công đoàn địa phương, ngành

và đã quan tâm tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai thực hiện nghị quyết chuyên đề về xây dựng, phát huy vai trò đội ngũ công nhân, viên chức, lao động, tổ chức Công đoàn tại thành phố trong giai đoạn mới một cách nghiêm túc. Cùng với

việc ra nghị quyết, nhiều cấp uỷ đã có hướng dẫn quy định tiêu chuẩn tổ chức đảng được công nhận đạt trong sạch vững mạnh chỉ khi ở đó tổ chức Công đoàn đạt vững mạnh. Do có sự quan tâm của Thành uỷ đối với Liên đoàn lao động nên phong trào công nhân,

viên chức, lao động và công đoàn của Đà Nẵng đã có sự phát triển. Liên đoàn lao động thành phố ngày càng trở thành trung tâm tập hợp, đoàn kết giáo dục công nhân, viên chức, lao động, là cầu nối giữa quần

chúng công nhân với Đảng và là người đại diện chăm

lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVC - LĐ.

Thành ủy đó duy trỡ thường xuyờn việc kiểm tra, giỏm sỏt cỏc tổ chức cơ sở đảng tại cỏc cấp, cỏc ngành trong việc tăng cường xõy dựng giai cấp cụng nhõn và hoạt động của tổ chức cụng đoàn trờn cơ sở quy định là nhiệm vụ trọng tõm hằng năm của tổ chức cơ sở đảng.

1.2.2.3. Thành uỷ lãnh đạo Liên đoàn lao động thành phố trong việc tổ chức, động viên phong trào thi đua lao động, sản xuất của đoàn viên công đoàn cũng như người lao động trong tất cả các ngành, các thành phần kinh tế với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công tác.

Để tạo ra được phong trào, Thành uỷ chú trọng

nội dung lãnh đạo Liên doàn lao động thành phố và

coi đó là nhiệm vụ thường xuyên. Trên cơ sở sự lãnh

đạo, chỉ đạo của Thành uỷ, công đoàn các cấp cần có nội dung, hình thức sáng tạo, phù hợp khi tổ chức các phong trào hành động cách mạng trong công nhân, viên chức, người lao động với tính hiệu quả, thiết

thực. Từ phong trào thi đua, Thành uỷ cần có sự chỉ đạo để các ngành, các cấp có cơ chế, dộng viên, khen (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

các phong trào thi đua nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Cùng với các hoạt động thiết thực đó, Thành uỷ Đà Nẵng còn thể hiện sự quan tâm sâu sát trong công tác lãnh đạo đối với Liên đoàn lao động Thành phố bằng các hình thức mở rộng quan hệ đối ngoại với các

tổ chức trong hệ thông Công đoàn của cả nước và từng bước mở rộng quan hệ ra các nước trong khu vực và

quốc tế. Đây là hoạt động mới mẻ và cần có định

hướng đúng đắn nhưng với phương châm chung của Đảng

ta là: “Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước

trên thế giới” thì sự lãnh đạo của Thành uỷ trên lĩnh vực này là yếu tố quan trọng để Liên đoàn lao động thành phố có bước phát triển vượt bậc trong hiện tại và tương lai.

1.2.2.4. Công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán

bộ Liên đoàn lao động thành phố được Thành uỷ Đà

Nẵng quan tâm lãnh đạo

Thành uỷ lãnh đạo công tác cán bộ Liên đoàn lao động thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng, sử dụng và đánh giá cán bộ. Đặc biệt trong

những năm đổi mới vừa qua, Thành uỷ đã đặc biệt quan

tâm đến công tác cán bộ, đã có nhiều chủ trương xây

dựng, phát triển đội ngũ cán bộ nói chung, đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng. Sự lãnh đạo của Thành uỷ

đối với công tác cán bộ của Liên đoàn lao động được

tổ chức thực hiện thông qua các cấp uỷ Đảng, Đảng đoàn và thông qua việc Thành uỷ quan tâm giáo dục,

rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ đảng viên trong tổ chức

Công đoàn. Do sự quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ của Thành uỷ nên mặc dầu trước những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường, trước

những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và

âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch trong và

ngoài nước, song nhìn chung đội ngũ cán bộ đảng viên

trong Liên đoàn lao động vẫn luôn thể hiện rõ phẩm chất đạo đức, bản chất cách mạng, tính tiên phong

gương mẫu trong công tác và trong đời sống xã hội.

Trong công tác cán bộ nói chung, công tác cán bộ công đoàn nói riêng, Thành uỷ đã xây dựng quy chế và các quy định phân cấp quản lý cán bộ, quy định quy

trình lựa chọn, đề bạt, bầu cử, khen thưởng, kỷ luật

cán bộ. Trong tổ chức Công đoàn các cấp uỷ Đảng đã quan tâm lãnh đạo Liên đoàn lao động thực hiện theo đúng quy trình, quy định của Đảng và quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam về công tác cán bộ. Các cấp uỷ Đảng đã chú trọng lãnh đạo công tác quy

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ công đoàn.

Trong những năm đổi mới, hàng trăm cán bộ công đoàn

chuyên trách đã được đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính

chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, được đào tạo bồi dưỡng

kiến thức về quản lý kinh tế, kiến thức pháp luật. Đồng thời, với công tác quy hoạch, đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ công đoàn, các cấp uỷ Đảng đã quan tâm

chỉ đạo thực hiện các chính sách đối với cán bộ nói chung, đối với cán bộ công đoàn nói riêng trong tình hình mới. Do có sự quan tâm lãnh đạo của Thành uỷ

trong công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử

dụng và thực hiện chính sách cán bộ trong tổ chức

Liên đoàn lao động nên đã xây dựng được đội ngũ cán bộ công đoàn bước đầu đáp ứng được yêu cầu về số

lượng, đảm bảo về chất lượng, đa số cán bộ công đoàn

có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan

điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác

công đoàn, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tác

phong dân chủ, gương mẫu về đạo đức và lối sống, nhiệt tình công tác công đoàn.

Thành uỷ đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy công đoàn các cấp. Hàng năm, Thành uỷ đều yêu cầu

Liên đoàn lao động trình bày phương án đổi mới, hoàn

thiện mô hình tổ chức Công đoàn và phương án quy

hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn. Trên cơ sở

phương án đó, Đảng uỷ các cấp có sự lãnh đạo, chỉ đạo

cán bộ công đoàn. Do vậy hệ thống tổ chức Liên đoàn lao động thành phố hiện nay đảm bảo sự thống nhất từ

Thành phố đến cơ sở và được tổ chức theo ngành nghề

và lãnh thổ. Đây là mô hình tổ chức thể hiện tính đặc

thù của Thành phố Đà Nẵng vì nó vừa phát huy được ưu

điểm của mô hình tổ chức theo ngành nghề vừa phát huy

được ưu điểm của mô hình tổ chức theo lãnh thổ, đồng

thời là mô hình tinh, gọn phù hợp với tổ chức, hoạt động của Công đoàn trong điều kiện nền kinh tế thị

trường với nhiều thành phần kinh tế đang bình đẳng hoạt động trước pháp luật.

1.2.2.5. Thành uỷ đã chú trọng công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, hoạt động của Liên đoàn lao động trong việc thực hiện đường lối chủ trương của Đảng

Kiểm tra, giám sát vừa là nội dung lãnh đạo, vừa

là phương thức lãnh đạo của Đảng. Công tác kiểm tra,

giám sát của Thành uỷ đối với hoạt động của Liên đoàn lao động thành phố trong những năm qua đã thực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sự được các cấp uỷ Đảng thường xuyên chú trọng, cùng

với việc tiến hành công tác kiểm tra, giám sát tổ chức, hoạt động công đoàn thông qua tổ chức đảng trong hệ thống công đoàn (Đảng đoàn, các cấp uỷ Đảng). Thành uỷ định kỳ nghe Liên đoàn lao động báo cáo việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ

trương, nghị quyết của Thành uỷ trong tổ chức Công

đoàn, những thuận lợi, khó khăn, những kiến nghị đề xuất với Thành uỷ. Thông qua kiểm tra việc triển

khai thực hiện nghị quyết của các cấp uỷ và đảng

viên giữ các cương vị chủ chốt trong tổ chức Công đoàn, Thành uỷ nắm vững được thực trạng tổ chức hoạt

động công đoàn các cấp, năng lực cán bộ công đoàn,

những tâm tư, nguyện vọng và những bức xúc của cán bộ, đoàn viên công đoàn và công nhân, viên chức, lao

động, từ đó đề ra những chủ trương, biện pháp thực

tế để chỉ đạo, uốn nắn kịp thời tổ chức, hoạt động của Công đoàn.

1.3. Sự lónh đạo của Thành uỷ Đà Nẵng đối với Liờn đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng - Thực trạng, nguyờn nhõn và kinh nghiệm

Một phần của tài liệu THÀNH UỶ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LÃNH ĐẠO LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG THÀNH PHỐ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 35 - 44)