Lựa chọn các giai đoạn nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 26 - 27)

Khía cạnh cơ bản nhất của bùng nổ gió mùa là sự đảo ngược của trường gió quy mô lớn và sự thay thế đột ngột của mùa khô bởi mùa mưa trong chu kì hàng năm. Do đó hai chỉ số phổ biến để xác định ngày bùng nổ gió mùa là chỉ số mưa và chỉ số gió vĩ hướng. Mặc dù ở phạm vi khu vực, sự xuất hiện của gió tây và mưa tại một số vùng là không đồng thời, tuy nhiên ở phạm vi quy mô lớn, mưa vẫn là một chỉ số “truyền thống” đáng tin cậy.

Việt Nam có địa hình thức tạp, thường xuyên xuất hiện các nhiễu động nhiệt đới, các trạm quan trắc khí tượng phân bố không đồng đều và đặc biệt không có trạm quan trắc trên biển nên rất khó để xác định ngày bùng nổ gió mùa nếu chỉ dựa trên số liệu mưa quan trắc. Vì các phân tích đòi hỏi phải được thực hiện trên trường số liệu đầy đủ và liên tục theo cả không gian và thời gian nên bộ số liệu được chọn để đưa ra các nhận định đầu tiên về giai đoạn nghiên cứu sẽ là bộ số liệu mưa Global Precipitation Climatology Project (GPCP) và số liệu gió vĩ hướng tái phân tích của NCAR/NCEP . Trong đó, ngày bùng nổ gió mùa mùa hè cho khu vực Việt Nam là ngày được Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ xem là ngày bắt đầu mùa mưa ở Nam Bộ và được kiểm tra lại bởi mưa GPCP và gió vĩ hướng của NCAR/NCEP . Các ngưỡng chỉ tiêu phải thỏa mãn những điều kiện sau:

15

- Giá trị lượng mưa GPCP trung bình từ 5o N – 15o N, 90o E – 110o E phải đạt

trên 5 mm.ngày-1 và kéo dài liên tục trong ba ngày tiếp theo.

- Giá trị trung bình gió vĩ hướng tái phân tích mực 850 hPa của NCAR/NCEP

trung bình từ 5o N – 15o N, 100o E – 110o E phải thịnh hành gió tây > 0,5 m.s-1 trong ít

nhất ba ngày liên tục.

Sau khi xác định được ngày bùng nổ gió mùa, khoảng thời gian nghiên cứu và mô phỏng của các năm sẽ được chọn theo quy tắc: mỗi giai đoạn kéo dài mười bốn ngày, với ngày bắt đầu là ngày trước khi bùng nổ gió mùa mùa hè khoảng bẩy đến tám ngày. Danh sách cái giai đoạn nghiên cứu được liệt kê trong Bảng 3.2.

Ngày bắt đầu mô phỏng

Ngày kết thúc mô phỏng

Ngày bùng nổ gió mùa theo quan trắc tại trạm

1998 08/05 22/05 15/05

1999 14/04 28/04 21/04

2001 02/05 16/05 11/05

2004 04/05 18/05 12/05

2010 14/05 28/05 21/05

Bảng 2.2. Thời gian mô phỏng giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè của các năm

1998, 1999, 2001, 2004 và 2010.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 26 - 27)