Giá trị mưa mô phỏng được biểu diễn trong Hình 3.1 tới Hình 3.5 cho thấy trước thời điểm xuất hiện mưa mùa hè tại Nam Bộ tồn tại ba khu vực mưa chính bao gồm dải mưa tại vùng xích đạo Indonesia, dải mưa tại khu vực front Mei – yu phía đông Trung Quốc và một vùng mưa lớn tại Sri Lanka. Gần tới ngày bùng nổ gió mùa, dải mưa xích đạo có xu hướng di chuyển rất nhanh lên phía bắc, lan qua Malaysia tới bán đảo Đông Dương. Sự di chuyển này thường diễn ra đồng thời với sự dịch chuyển của xoáy thuận Sri Lanka vào vịnh Bengal, tạo lên sự bùng phát mưa tại các khu vực
này. Đến ngày bùng nổ gió mùa, các dải mưa lớn với lượng mưa trên 10 mm.ngày-1
đều đã xuất hiện ở Bengal, bán đảo Đông Dương và vùng xích đạo nhiệt đới Indonesia. Hầu hết các trường hợp mô phỏng cũng cho thấy bùng nổ gió mùa tại Nam Bộ thường diễn ra sau sự xuất hiện của xoáy kép tại Sri Lanka vài ngày, mặc dù cơ chế vật lý giải thích cho hiện tượng này là chưa rõ ràng, tuy nhiên có thể coi xoáy thuận này như một tín hiệu dự báo rất tốt cho sự xuất hiện của mưa gió mùa tại Nam Bộ.
So sánh với mưa GPCP trong Hình 2.1 cho thấy, mô hình RAMS đã nắm bắt khá tốt được các vùng mưa quy mô lớn, đặc biệt cho khu vực Việt Nam trong ngày bùng nổ gió mùa. Sự di chuyển của các vùng mưa mô phỏng cũng khá gần với sự thay đổi của OLR được biểu diễn trong Hình 2.3. Xét về diện mưa, mô hình RAMS có xu hướng cho diện mưa chưa thực sự sát với thực tế, đặc biệt là tại khu vực Indonesia. Trong một số trường hợp, mô hình cho mưa bất thường ở Ấn Độ Dương và phía nam biển Ả rập, nơi không có số liệu quan trắc mưa dành cho số liệu GPCP. Ngược lại, trong một số ngày của các trường hợp khác, mô hình lại cho mưa ít hơn trên toàn bộ miền tính (ví dụ ngày 09/04/1999 hoặc ngày 06/05/2001). Tuy nhiên với độ phân giải thô của mô hình là 45 km x 45 km, mục đích chính của luận văn không phải là dự báo chính xác lượng mưa mà chỉ đưa ra nhận định về khả năng mô phỏng của mô hình trong ngày bùng nổ gió mùa, do đó, kết quả mưa mô phỏng về diện như vậy là có thể chấp nhận được.
29
Hình 3.1. Phân bố mưa mô phỏng thời kì bùng nổ gió mùa năm 1998.
30
Hình 3.3. Phân bố mưa mô phỏng thời kì bùng nổ gió mùa năm 2001
31
Hình 3.5. Phân bố mưa mô phỏng thời kì bùng nổ gió mùa năm 2010
Trong những năm El Niño, mưa thường xuất hiện khá muộn (từ giữa tới nửa sau của tháng Năm), còn trong những năm La Nina, mưa xuất hiện khá sớm (từ cuối tháng Tư đến đầu tháng Năm). Mưa xuất hiện tại khu vực cao nguyên Lâm Viên trước, sau đó tại đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu tháng tư, gió tây nam chưa hình thành ở Nam Bộ nên mưa này không phải là mưa gió mùa, mà là mưa tiền gió mùa mà là mưa gây bởi các nhiễu động nhiệt đới hoặc do gió đông vận chuyển ẩm từ Biển Đông vào đất liền gặp địa hình gây nên. Mặc dù mưa này không lớn và liên tục, nhưng sự xuất hiện của nó có thể được coi là tín hiệu báo trước của sự xuất hiện gió mùa mùa hè trong những ngày tiếp theo.