Khả năng mô phỏng mưa về lượng của mô hình RAMS được đánh già từ Hình 3.6 đến Hình 3.15 khi so sánh giá trị mưa được đưa về trạm từ kết quả mô phỏng và giá trị mưa quan trắc tương ứng của trạm đó.
32
Hình 3.6. Lượng mưa quan trắc tại các trạm Nam Bộ
từ 8/5 đến 21/5 năm 1998, đơn vị mm.ngày-.1
Hình 3.7. Lượng mưa mô hình tại các trạm Nam Bộ
33
Hình 3.8. Lượng mưa quan trắc tại các trạm Nam Bộ
từ 14/4 đến 23/4 năm 1999, đơn vị mm.ngày-.1
Hình 3.9. Lượng mưa mô hình tại các trạm Nam Bộ
34
Hình 3.10. Lượng mưa quan trắc tại các trạm Nam Bộ
từ 2/5 đến 15/5 năm 2001, đơn vị mm.ngày-.1
Hình 3.11. Lượng mưa mô hình tại các trạm Nam Bộ
35
Hình 3.12. Lượng mưa quan trắc tại các trạm Nam Bộ
từ 4/5 đến 17/5 năm 2004, đơn vị mm.ngày-.1
Hình 3.13. Lượng mưa mô hình tại các trạm Nam Bộ
36
Hình 3.14. Lượng mưa quan trắc tại các trạm Nam Bộ
từ 14/5 đến 27/5 năm 2010, đơn vị mm.ngày-.1
Hình 3.15. Lượng mưa mô hình tại các trạm Nam Bộ
37
Các giá trị mưa quan trắc và mô phỏng tại trạm được biễu diễn trong Hình 3.1 đến Hình 3.10. Quan trắc cho thấy khu vực cao nguyên Lâm Viên thường xuất hiện mưa sớm và lượng mưa cũng lớn hơn các khu vực còn lại. Khu vực Tây Nguyên và vùng đồng bằng Nam Bộ có diễn biến mưa khá giống nhau. Nếu lấy điều kiện mưa quan trắc xuất hiện trên phần lớn số trạm (trên 50%) khu vực Tây Nguyên – Nam Bộ thì có thể xác định ngày bùng nổ gió mùa mùa hè Nam Bộ cho các năm 1998, 1999, 2001, 2004 và 2010 lần lượt là 15 tháng Năm, 21 tháng Tư, 11 tháng Năm, 12 tháng Năm, và 21 tháng Năm. Vào ngày bùng nổ gió mùa, mưa xuất hiện đồng thời tại hầu hết các trạm, với lượng mưa đo đạc trung bình đều đạt khoảng trên 5 mm/ngày. Các chu kì tăng giảm lượng mưa tại các trạm cũng tương đối giống nhau. Do đo có thể khẳng định, ngoài sự xuất hiện của mưa tiền gió mùa tại khu vực cao nguyên Lâm Viên, mưa mùa hè tại Tây Nguyên – Nam Bộ nhìn chung là tương đối đồng nhất và giống nhau giữa các vùng, miền. Tuy nhiên, nếu lấy tiêu chí mưa trên 5 mm/ngày kéo dài liên tục trong ít nhất một pentad sau bùng nổ phải quan trắc thấy trên phần lớn số trạm thì có thể nói là mưa gió mùa (và do vậy là gió mùa mùa hè) khu vực Tây Nguyên – Nam Bộ là không điển hình, nhất là trong các năm 1998, 2004, và 2010.
Trong các biến mô phỏng/dự báo thì lượng mưa, bao gồm phân bố và diễn biến mưa, là khó mô phỏng và dự báo nhất. Cần nhấn mạnh là mô hình được chạy trước thời điểm bùng nổ khoảng bẩy đến tám ngày để nghiên cứu sự phát triển trong thời gian đủ dài của các đặc trưng nhiệt động lực học như sẽ nói đến trong các mục sau. Mặc dù vậy, nếu so sánh mưa mô phỏng với mưa quan trắc tại trạm có thể thấy là mô hình cho mưa diện rộng về cơ bản phù hợp với mưa quan trắc trong ngày bùng nổ gió mùa mùa hè trên khu vực Tây Nguyên – Nam Bộ. Một số điểm chưa phù hợp so với quan trắc của mưa mô phỏng có thể thấy như sau:
- Vào ngày 15 tháng Năm 1998 mô hình cũng cho mưa trên tất cả các trạm
giống như mưa quan trắc, tuy nhiên lượng mưa mô phỏng nhỏ hơn thực tế khá nhiều
(thời kỳ này xảy ra El Niño mạnh) và mô hình cho mưa mô phỏng khống trước ngày
bùng nổ tại các trạm Rạch Giá, Cà Mau, Cần Thơ, và Vũng Tàu (Hình 3.6, 3.7).
- Với năm 1999, mưa quan trắc cho thấy ngày bùng nổ xảy ra vào ngày 21
tháng Tư, trong khi mưa mô hình cho mưa diện rộng xảy ra sớm hơn một ngày là 20
38
Tàu (đây là thời kỳ tương ứng với hoạt động La Nina mạnh). Như vậy, nhìn chung
mưa mô phỏng có thông tin tốt trong trường hợp này (Hình 3.8, 3.9).
- Trong trường hợp của năm 2001, mưa quan trắc cho thấy ngày bùng nổ xảy ra
vào ngày 11 tháng Năm, trong khi mưa mô hình cho mưa diện rộng xảy ra sớm hơn
một ngày là 10 tháng Năm. Một điều thú vị là lượng mưa mô phỏng cũng thiên cao khá nhiều tại hai trạm là Cần Thơ và Vũng Tàu (đây là thời kỳ tương ứng với hoạt động La Nina đang suy yếu). So sánh mưa mô phỏng được nội suy về trạm với số liệu quan trắc cho thấy trường hợp này cho diễn biến mưa phù hợp rất tốt so với thực tế (Hình 3.10, 3.11).
- Theo số liệu quan trắc tại trạm, ngày bùng nổ mưa gió mùa mùa hè Nam Bộ
năm 2004 có thể được xác định là ngày 12 tháng Năm. Mô hình cũng cho mưa diện
rộng trên hầu hết các trạm trong ngày này, tuy nhiên mô hình cho mưa mô phỏng khống trước ngày bùng nổ tại các trạm Rạch Giá, Cà Mau, Cần Thơ, và Vũng Tàu
giống như trường hợp năm 1998 (Hình 3.12, 3.13). Thú vị là bùng nổ gió mùa năm 2004 cũng xảy vào thời kỳ có dị thường SST Nino 3.4 dương như năm 1998, nhưng yếu hơn tiêu chuẩn.
- Cả mưa quan trắc và mưa mô hình tại trạm đều xác định bùng nổ gió mùa xảy ra vào ngày 21 tháng Năm 2010. Thời kỳ này ứng với hoạt động El Niño nhưng đang
suy yếu. Qui luật mô hình cho mưa mô phỏng khống trước ngày bùng nổ tại các trạm
Rạch Giá, Cà Mau, Cần Thơ, và Vũng Tàu giống như trường hợp năm 1998 được lặp lại, mặc dù lượng mưa khống ít hơn (Hình 3.14, 3.15).
Tóm lại, có thể rút ra nhận xét là:
- Mưa mô phỏng có thể nắm bắt được đúng ngày bùng nổ mưa mùa hè ở Nam Bộ trong các năm El Niño (hoặc El Niño đang suy yếu) nhưng có khả năng cho mưa khống trước ngày bùng nổ gió mùa. Như vậy để kết luận chính xác hơn cần xem xét thêm các trường khác như gió và nhiệt độ.
- Mô hình cho mưa diện rộng sớm hơn một ngày trong các năm La Nina (hoặc La Nina đang yếu) nhưng lượng mưa mô phỏng cũng thiên cao tại hai trạm là Cần Thơ và Vũng Tàu.
39
- Nhìn chung, bùng nổ gió mùa xảy ra muộn hơn vào các năm El Niño và muộn hơn vào các năm La Nina.