Đặc trưng của trường nhiệt mực cao

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 62 - 65)

Hình 3.31 tới Hình 3.35 lần lượt biểu diễn trường nhiệt trung bình từ 500 hPa tới 200 hPa giai đoạn bùng nổ gió mùa Nam Bộ. Khác với hình thế nhiệt mực thấp, trong giai đoạn bùng nổ gió mùa, trường nhiệt trung bình mực cao có sự thay đổi rất lớn với sự hình thành của các trung tâm nhiệt tại phía bắc vịnh Bengal. Trung tâm nhiệt này hình thành từ khá sớm (trước thời điểm bùng nổ gió mùa Nam Bộ khoảng 15

ngày) đánh dấu sự đảo ngược gradient nhiệt độ mực cao khí quyển tại vĩ độ 90o E với

bắc bán cầu là vùng có nhiệt độ cao hơn. Trong khi nam bán cầu cũng hình thành một số trung tâm nhiệt nhỏ sau đó suy yếu nhanh chóng thì trung tâm nhiệt tại bắc bán cầu vẫn tiếp tục duy trì và mở rộng dần sang phía đông. Trong hầu hết các năm, sự xuất hiện của trung tâm nhiệt này thường trùng khớp với sự xuất hiện của xoáy nghịch mực cao phía nam Châu Á (đã được biểu diễn trong Hình 3.21 tới Hình 3.25).

51

Hình 3.32. Trường nhiệt mô phỏng trung bình mực 500 – 200 hPa năm 1999.

52

Hình 3.34. Trường nhiệt mô phỏng trung bình mực 500 – 200 hPa năm 2004.

53

Những ngày gần bùng nổ gió mùa, trung tâm nhiệt mở rộng rất nhanh sang phía bán đảo Đông Dương và lên phía bắc. Một mặt, sự tăng cường này làm tăng cường xoáy nghịch mực cao, mặt khác nó đã phá vỡ cấu trúc nhiệt dạng sóng vốn có ở vùng vĩ độ trung bình, đồng thời đẩy rãnh lạnh phía đông Trung Quốc sang phía đông, đánh dấu sự chuyển từ hình thế mùa đông sang hình thế mùa hè của bắc bán cầu.

Hình thế nhiệt trên cao cũng cho thấy, các trung tâm nhiệt mực cao trong những năm El Niño và non – ENSO thường cao hơn so với các năm La Nina khoảng 1K đến 2 K. Nhiệt độ phổ biến của trung tâm nhiệt trong những năm La Nina là 252 K, trong khi đó nhiệt độ này ở các năm El Niño là 253 K đến 254 K. Điều này cũng phù hợp với sự phân tích trường OLR ở Mục 2.3 với sự hoạt động của đối lưu trong những năm El Niño trong giai đoạn đầu mùa hè mạnh hơn trong những năm La Nina. Sự chênh lệch nhiệt độ này cũng dẫn đến sự chênh lệch của tốc độ trường gió được phân tích ở Mục 3.2.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 62 - 65)