Đặc trưng của trường nhiệt mực thấp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 59 - 62)

Hình 3.26 tới Hình 3.30 lần lượt biểu diễn nhiệt độ trung bình ngày tại mực 850 hPa giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè Nam Bộ của các trường hợp mô phỏng. Dưới sự đốt nóng theo mùa của bức xạ mặt trời, mực 850 hPa hình thành nên ba khu vực có nhiệt độ cao là Iran, Ấn Độ và Myanmar. Dựa trên số liệu tái phân tích cho thấy, các khu vực đốt nóng này hình thành từ rất sớm (khoảng đầu tháng Hai), tuy nhiên trong suốt giai đoạn bùng nổ gió mùa, hình thế nhiệt mực thấp này không có nhiều thay đổi. Độ lớn của các trung tâm nhiệt chỉ tăng khoảng 2 đến 3 K sau vài tháng. Sự thay đổi chỉ được nhận thấy rõ nét hơn ở vùng ngoại nhiệt đới với sự di chuyển lên phía bắc của các đường đẳng nhiệt và sự thưa dần của chúng. Sườn phía đông của cao nguyên Tibet lúc này vẫn tồn tại một rãnh lạnh khá sâu, phát triển từ phía Nhật Bản tới gần phía bắc Việt Nam. So với khu vực phía tây, sườn phía đông này có nhiệt độ thấp hơn rất nhiều. Khu vực Nam Bộ và bán đảo Đông Dương nằm ở giữa hai đới nhiệt này nhưng gần như không chịu tác động của hệ thống nhiệt nào, nhiệt độ tại đây khá đồng nhất so với nhiệt độ của các vùng nhiệt đới xung quanh.

48

Hình 3.27. Trường nhiệt mô phỏng mực 850 hPa thời kì bùng nổ gió mùa năm 1999.

49

Hình 3.29. Trường nhiệt mô phỏng mực 850 hPa thời kì bùng nổ gió mùa năm 2004.

50

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 59 - 62)