Đặc trưng của hoàn lưu mực thấp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 51 - 54)

Hình 3.16 tới Hình 3.20 lần lượt biểu diễn sự phát triển của hoàn lưu mực thấp mô phỏng của các năm. Với độ phân giải cao hơn gấp năm lần so với trường tái phân tích, mô hình đã giúp đưa thêm vào tính toán những hiện tượng quy mô dưới lưới, đồng thời giúp ước lượng chính xác hơn vai trò của địa hình và các dòng thông lượng bề mặt. Mặc dù mô hình luôn chứa sai số, tuy nhiên sau mười bốn ngày tích phân kết quả mô phỏng bởi mô hình vẫn giữ được những đặc trưng cơ bản nhất của hoàn lưu gió mùa quy mô lớn giống như ở trường tái phân tích được biểu diễn trong Hình 2.3 và Hình 2.4.

Cũng giống như trường tái phân tích, đặc trưng hoàn lưu mực thấp giai đoạn bùng nổ gió mùa tại Nam Bộ là sự hình thành và phát triển nhanh chóng của đới gió tây nhiệt tới từ nam bán cầu lên bắc bán cầu. Những ngày trước bùng nổ gió mùa, đới

gió này vẫn chỉ giới hạn ở phía dưới 5o N, tuy nhiên không lâu sau đó cặp xoáy kép tại

Sri Lanka thường xuất hiện và tăng cường rất mạnh trường gió tây này. Cùng lúc này tại bán đảo Đông Dương, áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương yếu dần và “rút lui” rất nhanh sang phía đông. Sự “rút lui” này được nhận thấy khi hoàn lưu xoáy nghịch thống trị ở Biển Đông và bán đảo Đông Dương những ngày trước đó suy yếu nhanh chóng và biến mất. Điều đó cho thấy đây chính là giai đoạn chuyển từ mùa đông sang mùa hè khi các hình thế quy mô hành tinh đang di chuyển dần từ phía nam lên bắc bán cầu. Mặt khác, sự di chuyển này đã tạo nên sự gián đoạn dải của áp cao cận nhiệt tại bán đảo Đông Dương (giống như đã phân tích trong Hình 2.3), tạo điều kiện thuận lợi cho gió tây nhiệt tới phát triển tới khu vực này. Do đó, về mặt synốp, bùng nổ gió mùa mùa hè tại Nam Bộ có nguyên nhân chính gây bởi các nhiễu động nhiệt đới quy mô lớn kết hợp với sự thay đổi hoàn lưu do quá trình chuyển mùa đang diễn ra ở khu vực này.

40

Hình 3.16. Hoàn lưu mô phỏng mực 850 hPa thời kì bùng nổ gió mùa năm 1998.

41

Hình 3.18. Hoàn lưu mô phỏng mực 850 hPa thời kì bùng nổ gió mùa năm 2001.

42

Hình 3.20. Hoàn lưu mô phỏng mực 850 hPa thời kì bùng nổ gió mùa năm 2010.

Sự khác nhau chính của đặc điểm hoàn lưu giữa các năm ENSO nằm ở tốc độ gió tây. Trong các năm El Niño và non – ENSO, trường gió tây nhiệt đới phát triển rất

mạnh, tốc độ gió thường xuyên vượt trên 10 m.s-1 ở các khu vực như Ấn Độ Dương và

phía nam vịnh Bengal. Dòng xiết của trường gió tây này được nhận thấy rất rõ với một dòng liên tục từ nam bán cầu lên bắc bán cầu. Ngược lại trong những năm La Nina, tốc độ gió tây mạnh chỉ được quan sát tại phía nam vịnh Bengal rồi suy yếu rất nhanh khi thổi về Việt Nam. Dòng vượt xích đạo trong những năm này là không thật sự rõ ràng. Do đó, mặc dù gió mùa mùa hè xuất hiện sớm hơn trong những năm La Nina nhưng tốc độ gió lại có xu hướng nhỏ hơn so với những năm El Niño.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 51 - 54)