Các phân tích về trường nhiệt và trường gió trong Mục 3.2 và Mục 3.3 cho thấy sự phát triển của hoàn lưu gió mùa có liên quan chặt chẽ với sự hình thành của trung tâm nhiệt mực cao phía nam Châu Á. Tuy nhiên Mục 3.3 cũng chỉ ra rằng trong khi trung tâm nhiệt mực cao này có sự phát triển khá nhanh, thì trường nhiệt mực thấp lại phát triển rất chậm. Ngay cả ở khu vực cao nguyên Tibet, nơi vẫn được coi là trung tâm nhiệt lớn nhất của gió mùa Châu Á thì trường nhiệt ở đây cũng không có sự thay đổi nhiều. Trong khi đó, để hình thành và duy trì một xoáy nghịch quy mô lớn tại các mực trên cao như đã thấy trong Hình 3.31 tới Hình 3.35 lại đòi hỏi giá trị đốt nóng rất lớn. Sự không đồng điệu giữa trường nhiệt mực thấp và trường nhiệt mực cao này đã đặt ra câu hỏi về vai trò thực sự của đốt nóng bề mặt đối với sự thay đổi của hoàn lưu khí quyển thời kì bùng nổ gió mùa.
Quan điểm cổ điển về nguồn gốc gió mùa dựa trên tương phản đốt nóng giữa lục địa và đại dương đã không còn đầy đủ. Trong khi đó, sự tồn tại của trung tâm nhiệt mực cao giai đoạn lại khá trùng khớp với những nhận định về một nguồn đốt nóng đã được đề cập khi phân tích trường sự hình thành của xoáy nghịch mực cao Nam Á. Để làm rõ hơn về nguồn gốc của nguồn nhiệt mực cao này, giá trị biến thiên theo thời
54
gian của nó, trường hiển nhiệt bề mặt và trường ẩn nhiệt bề mặt sẽ được biểu diễn trên
cùng một đồ thị. Miền tính toán được giới hạn cho khu vực Nam Á từ 5oN – 25oN,
80oE – 120oE , kết quả tính toán được thể biểu diễn trong Hình 3.36.
Hình 3.36. Đồ thị của trường nhiệt độ trung bình (đường liền) 500-200 hPa, ẩn nhiệt (đường đứt) và hiển nhiệt (đường chấm) bề mặt, miền tính (5oN -25oN, 80oE-120oE), thang chia ngoài cùng là nhiệt độ, giữa là ẩn nhiệt và trong cùng là hiển nhiệt.
Theo các phân tích trường nhiệt mực thấp từ Hình 3.26 tới Hình 3.30, trong giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè, đốt nóng bức xạ mặt trời tạo cho khí quyển mực thấp ở bắc bán cầu có một nền nhiệt khá cao. Tuy nhiên, theo Hình 3.36, sự thay đổi của hiển
55
nhiệt bề mặt giai đoạn này lại không “khớp” với sự thay đổi của trường nhiệt trung bình các mực trên cao. Gần đến ngày bùng nổ gió mùa, nhiệt độ trung bình mực cao có xu hướng tăng rất nhanh, sự tăng này có rất giống với xu hướng tăng của ẩn nhiệt bề mặt . Nhưng ngược lại, những ngày này lại chứng kiến sự giảm mạnh của đốt nóng hiển nhiệt bề mặt. Hơn nữa giá trị của dòng ẩn nhiệt lại lớn hơn rất nhiều so với dòng hiển nhiệt. Các xu thế trái ngược nhau này cho thấy hiển nhiệt bề mặt không thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của trường nhiệt mực cao khí quyển thời kì bùng nổ gió mùa, mà nguyên nhân thực sự nằm ở sự giải phóng ẩn nhiệt quy mô lớn.
Hình 3.37. Tốc độ giải phóng ẩn nhiệt do đối lưu trung bình năm ngày trước thời điểm bùng nổ gió mùa trung bình từ 80oE – 100oE, đơn vị K.s-1.
Hình 3.37 tiếp tục làm rõ thêm nguồn gốc của trung tâm nhiệt mực cao với các đồ thị biễu diễn tốc độ đốt nóng ẩn nhiệt đối lưu năm ngày trước bùng nổ gió mùa cho các năm. Trong hầu hết các năm đều nhận thấy một cấu trúc khá đối xứng của yếu tố
56
đốt nóng này qua xích đạo. Tuy nhiên các giá trị mô phỏng ở bắc bán cầu luôn lớn hơn so với ở nam bán cầu, cho thấy sự hoạt động của đối lưu ở bắc bán cầu mạnh mẽ hơn rất nhiều so với nam bán cầu. Vị trí của các cực trị đốt nóng ẩn nhiệt cũng khá trùng với tâm của các xoáy nghịch mực cao được nhận thấy trong các Hình 3.21 tới Hình 3.25. Do đó một lần nữa có thể khẳng định rằng nguyên nhân chính hình thành nên các xoáy nghịch này là do đốt nóng ẩn nhiệt trong giải phóng đối lưu chứ không phải do đốt nóng hiển nhiệt.