Trường mưa và trường hoàn lưu dự báo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 84 - 86)

73

Trường mưa dự báo được biểu diễn trong Hình 4.8 cho thấy từ ngày 04 tháng Năm tới ngày 07 tháng Năm diễn ra sự di chuyển rất nhanh của dải mưa quy mô lớn từ khu vực nam Bengal lên phía bắc. Ngày 04 tháng Năm, vị trí của dải mưa vẫn ở Malaysia thì sang ngày 05 tháng Năm, dải mưa đã bao phủ toàn bộ Thái Lan và một phần bắc Lào. Ngày 06 tháng Năm chính thức đánh dấu sự bùng nổ gió mùa mùa hè tại bán đảo Đông Dương khi dải mưa đã bao phủ gần như toàn bộ Malaysia, Thái Lan, Lào, Campuchia và miền nam Việt Nam. Sang ngày 07 tháng Năm, mưa tiếp tục được duy trì cả về diện và lượng ở nơi đây. Do đó nếu bắt đầu tích phân dự báo từ ngày 04 tháng Năm, mô hình RAMS sẽ cho dự báo ngày bùng nổ gió mùa tại bán đảo Đông Dương và Nam Bộ đều là ngày 06 tháng Năm.

Hình 4.9. Trường hoàn lưu mực 850 hPa dự báo cho thời kì bùng nổ gió mùa mùa

hè khu vực Nam Bộ 2012.

Tương đồng với sự di chuyển của dải mưa quy mô lớn lên phía bắc, trường gió mực 850 hPa được biểu diễn trong Hình 4.9 cho thấy ngày 04 tháng Năm, dòng gió tây vượt xích đạo đã phát triển lên bắc bán cầu và bao phủ toàn bộ khu vực vịnh Bengal,

74

vượt qua nam Đông Dương và đến Nam Bộ Việt Nam. Sang ngày 05 tháng Năm đới gió này tiếp tục được tăng cường. Đến ngày 07 tháng Năm, mặc dù bị suy yếu do sự phát triển trở lại của áp cao cận nhiệt đới Tây Thái Bình Dương nhưng đới gió này vẫn

được duy trì ở Nam Bộ với tốc độ gió khoảng 10 m.s-1. Do đó, nếu dựa vào hình thế

của trường gió mực thấp, ngày bùng nổ gió mùa mùa hè năm 2012 tại khu vực Nam Bộ có thể được dự báo xảy ra sớm hơn so với mưa quan trắc.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 84 - 86)