Đặc trưng trường gió ngày bùng nổ gió mùa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 31 - 34)

Ngoài các đặc trưng về mưa, một đặc trưng hoàn lưu quan trọng của khu vực Nam Bộ giai đoạn bùng nổ gió mùa là sự xuất hiện của gió tây nhiệt đới mực thấp. Quy mô của đới gió này được biểu diễn trong Hình 2.3 với đại diện là trường gió mực 850 hPa. Một cách trực quan có thể thấy đới gió này nằm trong một dải gió tây rất lớn, có nguồn gốc từ nam bán cầu, vượt qua xích đạo tới bắc bán cầu. Với quy mô ngang

20

trải dài trên nhiều vĩ độ và quy mô dọc hàng nghìn km chiều dài, tốc độ gió trung bình

đạt trên 15 m.s-1 nên có thể coi dải gió này như một dòng xiết mực thấp khổng lồ kết

nối giữa hai bán cầu trong mùa hè bắc bán cầu.

Hình 2.3. Hoàn lưu mực 850

hPa NCAR/NCEP ngày bùng nổ gió mùa các năm 1998, 1999, 2001 2004 và 2010.

Khu vực Nam Bộ nằm trong khu vực chuyển tiếp và kết nối của dòng xiết này với các hệ thống hoàn lưu quy mô lớn khác. Hơn nữa do tác động của địa hình, tốc độ gió tây ở Nam Bộ tương đối nhỏ hơn so với tốc độ gió ở vịnh Bengal hoặc vùng biển xích đạo nhiệt đới Sri Lanka. Sau khi vượt qua Nam Bộ và Biển Đông, đới gió này hòa

21

vào hoàn lưu rìa phía bắc của áp cao Tây Thái Bình Dương và trở thành hoàn lưu ngoại nhiệt đới như dải mưa Mei-yu phía đông Trung Quốc. Mặc dù hệ số tương quan của mưa vùng Đông Á đối với các hệ thống gió mùa nhiệt đới là tương đối nhỏ, tuy nhiên hoàn lưu gió mùa này cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc vận chuyển ẩm từ vịnh Bengal và Biển Đông với các vùng mưa nơi đây.

Hình 2.4. Hoàn lưu mực 200 hPa

NCAR/NCEP ngày bùng nổ gió mùa các năm 1998, 1999, 2001 2004 và 2010.

Khác với các đặc trưng của hoàn lưu mực thấp, hoàn lưu mực cao trong giai đoạn bùng nổ gió mùa mùa hè Nam Bộ lại thể hiện một hình thế gần như trái ngược.

22

Hình 2.4 biểu diễn hoàn lưu mực cao với đới gió đại diện ở mực 200 hPa cho thấy khu vực Nam Bộ trong thời điểm này nằm dưới sự thống trị của hoàn lưu phân kì rìa phía đông của áp cao Nam Á. Đây là một áp cao rất mạnh, có tâm nằm trên khu vực Ấn Độ và sống áp cao mở rộng từ Đông Phi tới bán đảo Đông Dương. Một mặt, sự hình thành của áp cao này đã đẩy lùi rãnh lạnh mực cao vốn thống trị lục địa Châu Á trong mùa

đông sang phía đông (ra ngoài 120oE), đánh dấu sự chuyển từ hình thế đặc trưng của

mùa đông (với sự hội tụ mực cao) sang hình thế mùa hè (với sự phân kì mực cao) ở nơi đây. Mặt khác, áp cao này làm tăng cường trường gió đông mực cao khu vực nhiệt đới Ấn Độ Dương và hình thành lên dòng vượt xích đạo thổi từ bắc bán cầu xuống nam bán cầu. Kết hợp với những đặc điểm của cả hai hệ thống hoàn lưu cho thấy, cấu trúc khí quyển giai đoạn này giống như một vòng khép kín với sự phát triển lên phía bắc của gió tây mực thấp và sự quay ngược trở lại phía nam của gió đông mực cao.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT ĐỘNG LỰC QUY MÔ LỚN THỜI KỲ BÙNG NỔ GIÓ MÙA MÙA HÈ TRÊN KHU VỰC NAM BỘ (Trang 31 - 34)