Chỉ tiêu về khả năng hoạt động của TSLĐ

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á (Trang 25)

1.4.1.1 Vòng quay TSLĐ

Việc sử dụng TSLĐ đạt hiệu quả cao hay không biểu hiện đầu tiên là ở số vòng quay TSLĐ. TSLĐ luân chuyển càng nhanh thì hiệu suất sử dụng chúng càng cao và ngược lại.

Vòng quay TSLĐ = Doanh thu thuần/ TSLĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này còn được gọi là hiệu suất sử dụng TSLĐ, nó cho biết một đồng TSLĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động vận động không ngừng qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất (dự trữ- sản xuất- tiêu dùng). Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

1.4.1.2 Vòng quay của tiền

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tiền và các khoản tương đương tiền tiền, để xem một đồng tiền và tương đương tiền tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.

Vòng quay tiền= Doanh thu/ (Tiền + Chứng khoán thanh khoản cao)

Tỷ số này càng lớn, chứng tỏ trong 1 năm TSLĐ quay được nhiều vòng và TSLĐ được sử dụng một cách hiệu quả.

1.4.1.3 Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Nếu vòng quay càng lớn, điều đó có nghĩa là tốc độ thu hồi các khoản phải thu là lớn, tức là doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.

Vòng quay các khoản phải thu được tính bằng tỷ số giữa doanh thu và các khoản phải thu bình quân.

Vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu/ Các khoản phải thu bình quân 1.4.1.4 Kỳ thu tiền bình quân

Tỷ số này để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết một khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Trong phân tích tài chính, kỳ thu tiền

bình quân được sử dụng để đánh giá khả năng thu tiền của doanh nghiệp trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân một ngày. Các khoản phải thu lớn hay nhỏ phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp và các khoản trả trước.

Kỳ thu tiền bình quân= Các khoản phải thu* 360/Doanh thu 1.4.1.5 Vòng quay hàng tồn kho (dự trữ)

Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho, chúng ta có thể sử dụng tỷ số hoạt động tồn kho. Đây là một chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vòng quay tồn kho (dự trữ) được xác định bằng tỷ số giữa doanh thu trong năm và giá trị tồn kho (dự trữ) bình quân– nguyên vật liệu, vật liệu phụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm.

Vòng quay hàng tồn kho= Doanh thu/ Giá trị hàng tồn kho Chỉ tiêu này cũng có thể được tính theo công thức:

Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Giá trị hàng tồn kho

1.4.2 Chỉ tiêu khả năng thanh toán

1.4.2.1 Hệ số thanh toán ngắn hạn (hệ số thanh toán hiện hành) Hệ số thanh toán ngắn hạn= TSLĐ/ Nợ ngắn hạn

Hệ số này chính là thước đo khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải bằng TSLĐ. Hay hệ số thanh toán ngắn hạn phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán dưới một năm của các mục TSLĐ của doanh nghiệp.

1.4.2.2 Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với

nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh bao gồm tiền, các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu hay được tính bằng TSLĐ trừ đi dự trữ.

Tỷ số này cho biết khả năng thanh toán của các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền (tiền, tương đương tiền và các khoản phải thu) đối với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

1.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSLĐ

1.4.3.1 Khả năng sinh lời của TSLĐ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của TSLĐ, cho biết một đồng TSLĐ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này cao chứng tỏ TSLĐ sử dụng một cách có hiệu quả.

Khả năng sinh lời của TSLĐ= Lợi nhuận sau thuế/ TSLĐ bình quân trong kỳ 1.4.3.2 Mức đảm nhiệm TSLĐ

Mức đảm nhiệm TSLĐ= TSLĐ bình quân trong kỳ/ Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng TSLĐ. Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt, vì điều đó có nghĩa là tỷ suất lợi nhuận của một đồng TSLĐ sẽ tăng lên.

Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á 2.1 Khái quát về nhà máy bia Đông Nam Á

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành của nhà máy bia Đông Nam Á

Tên chính thức: Nhà máy Bia Đông Nam Á Tên giao dịch đối ngoại: South East Asia Brewery Ltd.

Địa chỉ: 167B đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội Tóm tắt lịch sử hình thành:

Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á ra đời tháng 10 năm 1993 là liên doanh giữa Công Ty bia Việt Hà, Công ty Carlsberg Quốc tế và Quỹ công nghiệp hóa dành cho các nước đang phát triển của Chính phủ Đan Mạch. Tổng số vốn của liên doanh theo giấy phép đầu tư số 528/GP là 79 triệu USD.

Nhà máy Bia Đông Nam Á là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hình thành trên cơ sở hợp đồng liên doanh giữa hai đối tác: bên Việt Nam là Nhà máy Bia Việt Hà và bên nước ngoài là Carlsberg Breweries A/S (Đan Mạch).

Nhà máy Bia Đông Nam Á được thành lập theo Giấy phép đầu tư do Bộ kế hoạch và Đầu tư cấp và được điều chỉnh theo các giấy phép:

Giấy phép đầu tư số 528/GP ngày 08/02/1993

Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC ngày 06/04/1994

Giấy phép điều chỉnh số 258/GPĐC1 ngày 07/04/1995

Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC2 ngày 11/10/1995

Giấy phép điều chỉnh số 528/GPĐC3 ngày 31/03/2004

Vốn góp (Vốn pháp định) được duyệt theo Giấy phép:

Nhà máy Bia Việt Hà (bên Việt Nam): 18.482.000 USD 40% Carlsberg Breweries A/S (bên Đan Mạch): 27.723.000 USD 60%

Cộng: 46.205.000 USD 100%

Lĩnh vực hoạt động chính của nhà máy bia Đông Nam Á là sản xuất, phân phối bia và nước giải khát.

Sản phẩm chủ yếu của nhà máy: Bia tươi đóng lon, đóng chai nhãn hiệu Halida và Carlsberg.

Nhà máy bia Đông Nam Á chính thức bắt đầu hoạt động vào ngày 01/10/1993 và liên tục cho đến nay.

2.1.1.2 Quá trình phát triển của nhà máy bia Đông Nam Á

Liên doanh đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án đầu tư với công suất 36 triệu lít/ năm. Để đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng, giai đoạn 2 của dự án được triển khai xây dựng với công suất 50 triệu lít/ năm. Với hệ thống đại lý của mình,

hai sản phẩm Halida và Carlsberg đã có mặt tại cả những nhà hàng, khách sạn sang trọng và những hàng quán bình dân khắp mọi miền đất nước

Tháng 11 năm 1998, nhà máy bia Đông Nam Á với việc tung ra thị trường các loại bia chai Halida 550ml với chất lượng cao và giá thích hợp đã hoàn thiện cơ cấu sản phẩm bia lon, bia tươi và các loại chai 330 ml, 500ml, 640 ml đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Cùng với sản phẩm bia lon, vào tháng 7 năm 2007, nhà máy bia Đông Nam Á cũng cho ra đời sản phẩm bia tươi mang thương hiệu Halida. Bia tươi của Halida sử dụng công nghệ Draught Master của Carlsberg. Đó là bia tươi Halida được ứng dụng công nghệ đột phá Draught Master của Tập đoàn Carlsberg, với giải pháp sử dụng bom bia bằng nhựa PET cao cấp. Bia tươi Halida có độ lạnh sâu hơn, bọt mịn hơn và chất lượng ổn định trong thời gian dài hơn. Bom bia và ống dẫn bia là loại dùng một lần, nên các điểm tiêu thụ không mất thời gian bảo dưỡng. Dùng xong, vỏ bom bia có thể bán cho các cơ sở tái chế nhựa. Bia tươi Halida trước mắt có ở Hà Nội và Hải Phòng. Hiện Hà Nội có hơn 10 điểm bán loại bia này, như các nhà hàng: Kinh Kỳ (31 Hàng Vôi), Xanh và Trắng (8 Nguyễn Phong Sắc), Larotine Café (324 Bà Triệu), Cơm Liên (31 Lê Văn Hưu), Gà Mạnh Hoạch (52 Hoà Mã), Thọ Xương Quán (158 Trấn Vũ), Hồng Xiêm Quán (8 Phan Đình Phùng)... 7.000 đồng/cốc 330ml là mức giá dễ chấp nhận đối với những người mê bia, đặc biệt hấp dẫn cho việc giải khát ở ngày nóng bức. Để quảng bá cho dòng bia tươi của mình, ngày thứ 7, 21/07/2007, ngày hội “Bia tươi Halida và công nghệ đột phá DraughtMaster” dành riêng cho các nhà đầu tư và người quản lý các điểm tiêu thụ bia, nhà hàng, quán ăn uống, khách sạn, bar… được tổ chức tại nhà A3, Trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đầu năm 1995, Halida đã xuất khẩu sang Pháp và gặt hái được rất nhiều thành công. Với giá thành hợp lý cùng đặc điểm riêng và chất lượng cao, bia Halida đã được khách hàng Châu Âu đánh giá tốt và tiêu thụ mạnh. Với tiềm năng lớn này, trong tương lai Công ty Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á sẽ được đẩy mạnh hơn nữa việc xuất khẩu Halida sang các nước khác, đặc biệt là Châu Âu và Mỹ.

Dòng bia mang thương hiệu Carlsberg cũng rất đa dạng: loại 330 ml, 550 ml. Bia Carlsberg được sản xuất tại Việt Nam nhưng các hoạt động marketing, bán hàng

đều thông qua công ty IBD và hoạt động quảng cáo thương hiệu có sự liên kết mật thiết với công ty mẹ Carlsberg Breweries A/S. Vào tháng 9 năm 2006, Carlsberg chính thức cho ra đời mẫu chai mới trên thị trường Việt Nam. Mẫu chai Carlsberg mới với logo dập nổi dọc thân, chai thon gọn trên nền xanh Carlsberg truyền thống, tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái khi cầm chai trên tay và sự tự tin khi thưởng thức. Sự kiện ra mắt mẫu chai mới tại Việt Nam nằm trong chuỗi sự kiện sẽ được triển khai tại nhiều nước và là bước chuẩn bị cho sự đổi mới của bia Carlsberg không chỉ là hình thức mà còn đánh dấu bước phát triển mang tính đột phá của một nhãn hiệu bia đã được ưa chuộng khắp nơi trên thế giới.

Việc tiếp tục xây dựng và khẳng định vị trí của sản phẩm Carlsberg- Halida qua các phương tiện thông tin đại chúng cũng như việc nâng cao sự phục vụ khách hàng đã và đang là mục tiêu lâu dài của Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á. Ngoài việc nỗ lực hỗ trợ các hoạt động văn hóa thể thao trong nước, Carlsberg còn tham gia tài trợ cho các sự kiện thể thao văn hóa quốc tế như giải bóng đá ngoại hạng Anh (EPT) trên truyền hình, Music Award của MTV, Asean Games và Euro 2000. Từ nhiều năm qua Carlsberg là nhà tài trợ cho đội bóng Liverpool- một đội bóng lớn giàu thành tích nhất nước Anh. Với thương hiệu Halida, liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á cũng góp mặt vào nhiều chương trình lớn, tài trợ cho các hoạt động tầm cỡ. Tại Việt Nam, Halida đã trở trành biểu tượng của đội bóng Sông Lam Nghệ An- đội bóng luôn ở tốp dẫn đầu trong Giải vô địch quốc gia mấy năm qua. Năm 2003, Halida là nhà tài trợ chính thức cho Seagames 22 diễn ra tại Việt Nam.

Trải qua 15 năm phát triển với chất lượng vượt trội và các hoạt động quảng bá thương hiệu rầm rộ, nhà máy bia Đông Nam Á đã tạo dựng được tên tuổi 2 sản phẩm của mình một cách thành công không những ở thị trường trong và ngoài nước. Trong tương lai, những sản phẩm mang thương hiệu Halida và Carlsberg của nhà máy sẽ tiến xa hơn nữa.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức

Nhà máy bia Đông Nam Á có độingũ 350 cán bộ công nhân viên trong đó 125

người có trình độ đại học đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng phối hợp với ba chuyên gia nước ngoài về Tài chính, Kỹ thuật và Marketing thực hiện

tốt các kế hoạch, chủ trương, chiến lược phát triển của công ty. Ngay từ ngày đầu thành lập Liên doanh, Ban giám đốc đã hết sức coi trọng vấn đề đào tạo và coi đó là chìa khóa của sự thành công. Các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn được tổ chức hàng năm cả trong và ngoài nước luôn đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ mới. Giờ đây, cán bộ công nhân viên Việt Nam trong Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ sản xuất bia tiên tiến.

Toàn bộ nhân sự của nhà máy được sắp xếp vào ba phòng ban, và nằm trong một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động hiệu quả.

2.1.2.1 Lãnh đạo, quản lý

Hội đồng quản trị gồm có 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và một số thành viên.

Ban giám đốc điều hành của Nhà máy gồm: 1 Tổng giám đốc, 1 Phó tổng giám đốc, 1 Giám đốc kỹ thuật, 1 Giám đốc Tài chính và 1 Giám đốc hành chính nhân sự.

Các chức vụ lãnh đạo chủ chốt bao gồm Chủ tịch, và Phó chủ tịch của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thuộc Ban giám đốc điều hành theo chế độ nhiệm kỳ trên nguyên tắc vừa luân phiên vừa đan chéo từng cặp. Trong mỗi nhiệm kỳ, hai bên đối tác Nhà máy bia Việt Hà và Carlsberg Brewery, nếu bên này này có người giữ chức vụ Chủ tịch trong Hội đồng quản trị thì có người khác giữ chứ vụ Phó tổng giám đốc trong Ban giám đốc điều hành còn ngược lại bên kia có người giữ chức vụ Tổng giám đốc trong Ban giám đốc điều hành và có người khác giữ chức vụ Phó chủ tịch trong Hội đồng quản trị.

2.1.2.2 Các bộ phận, phòng ban

Nhà máy được tổ chức gồm có 3 bộ phận: Bộ phận hành chính nhân sự Bộ phận tài chính

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy có thể được khái quát như sau: Hội đồng quản trị

(Board of Management)

Tổng giám đốc (General Director)

Phó Tổng giám đốc (Deputy General Director)

Công ty mẹ: Carlsberg AS

Nhà máy bia Việt Hà Công ty liên quan: Carlsberg Asia Pte.Ltd

IBD

Công ty bia Huế

Công ty liên kết: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Việt Hà Hành chính nhân sự (Personnel & Administration Department) Tài chính (Finance Department) Kỹ thuật- Sản xuất (Technical & Production Department)

2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.3.1 Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự

+ Phòng Hành chính –Tổng hợp là đơn vị tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch của nhà máy. Theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược, kế hoạch của các đơn vị. Thực hiện nhiệm vụ

thống kê và tổng hợp; quản lý chất lượng; truyền thông và văn thư, lưu trữ.

+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.

+ Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo.

+ Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty.

+ Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.

+ Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc .

+ Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.

+ Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám Đốc thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.

+ Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á (Trang 25)