Dựa vào những kết quả phân tích ở trên, ta có thể thấy được nhà máy bia Đông Nam Á đã có một số kết quả đáng ghi nhận trong việc sử dụng và quản lý TSLĐ.
+ Doanh nghiệp đã tận dụng khá tốt TSLĐ, sử dụng một cách hiệu quả để tăng doanh thu, tiêu thụ sản phẩm đều gia tăng trong 3 năm.
+ Vòng quay TSLĐ của doanh nghiệp có xu hướng tăng lên mặc dù tốc độ tăng chậm. Đây là tín hiệu tốt cho thấy TSLĐ ngày càng được sử dụng có hiệu quả hơn.
+ Tiền tại két của doanh nghiệp có tỷ trọng không cao, đây là điều hợp lý bởi tiền tại két thì không sinh lời, do đó chỉ cần nắm giữ một lượng hợp lý là đủ.
Vòng quay của tiền nhìn chung tương đối cao. Năm 2007 vòng quay này giảm, nhưng đến năm 2008 lại tăng mạnh. Tiền được quay vòng nhiều lần, có nghĩa rằng nhà máy bia Đông Nam Á đã sử dụng tiền rất hiệu quả, đặc biệt là vào năm 2008.
+ Doanh nghiệp đã có chính sách thu nội bộ rất tốt và hữu hiệu. Khoản phải thu nội bộ của nhà máy có sự giảm đi trông thấy qua các năm. Năm 2006 phải thu nội bộ chiếm đa số trong phải thu, nhưng đến năm 2008 thì không còn tồn tại phải thu nội bộ nữa.
+ Mặc dù là doanh nghiệp sản xuất, nhưng hàng tồn kho của doanh nghiệp không chiếm tỷ trọng lớn quá 20% trong 3 năm qua. Vòng quay hàng tồn kho của nhà máy luôn duy trì mức trên 7,9 vòng 1 năm. Đó là con số tốt, cho thấy nhà máy đã quản lý hàng tồn kho hữu hiệu.
+ Các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp luôn duy trì ở mức trên 1. Đây là con số chấp nhận được với ngân hàng, các nhà cung cấp, bởi TSLĐ của nhà
máy có đủ để thanh toán cho nợ ngắn hạn; ngay cả khi không có bộ phận dự trữ, TSLĐ cũng vẫn có thể thanh toán cho nợ ngắn hạn.
+ Mức đảm nhiệm của TSLĐ có xu hướng giảm xuống. Có nghĩa là để tạo một đồng doanh thu, lượng TSLĐ nhà máy bia Đông Nam Á bỏ ra đang giảm dần. Điều này sẽ làm giảm chi phí cho sản xuất, hiệu quả kinh tế được nâng cao.