2.3.2 .1 Hạn chế
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong việc sử dụng và quản lý TSLĐ, nhưng nhà máy bia Đông Nam Á cũng có rất nhiều hạn chế và bất cập trong sử dụng cũng như quản lý TSLĐ.
+ Lượng TSLĐ đang có xu hướng giảm dần. Doanh nghiệp đang thu hẹp tài sản cũng như TSLĐ. Cơ cấu trong TSLĐ cũng có nhiều bất cập. Phải thu tăng mạnh trong 3 năm qua, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp bán được hàng, nhưng lại bị khách hàng chiếm dụng một lượng vốn lớn. Hàng tồn kho cũng tăng lên, đặc biệt là vào năm 2008, chứng tỏ trong quản lý hàng tồn kho năm 2008 có chiều hướng không tốt.
+ Trong khoản mục tiền, ta không thấy chứng khoán thanh khoản cao. Đây chính là hạn chế lớn của doanh nghiệp, vì các khoản đầu tư vào chứng khoán sẽ đem lại khả năng sinh lời cao hơn cho doanh nghiệp rất nhiều.
+ Trong khoản mục phải thu, phải thu khách hàng từ năm 2008 tăng lên ở mức cao ngất ngưởng. Chứng tỏ chính sách bán hàng của nhà máy bia Đông Nam Á đang có nhiều yếu kém. Sự hạn chế trong công tác quản lý các khoản nợ, cung cấp tín dụng cho khách hàng đang cần được xem xét.
+ Kỳ thu tiền bình quân còn cao, và tăng lên vào năm 2008 lại là một trong những dẫn chứng cho thấy hạn chế của doanh nghiệp trong khâu thu nợ.
+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp đang tăng lên qua các năm. Chính sách quản lý hàng tồn kho vì thế cũng là một hạn chế của nhà máy.
+ Cơ cấu tài trợ cho TSLĐ chưa thật sự hợp lý. Nhìn vào khả năng thanh toán ngắn hạn và thanh toán nhanh đang giảm đi, ta thấy doanh nghiệp không có chính sách đúng đắn để cân đối giữa TSLĐ và nợ ngắn hạn.
+ Khả năng sinh lời của TSLĐ giảm. Mặc dù lợi nhuận tăng, nhưng lợi nhuận sau thuế của nhà máy bia Đông Nam Á lại giảm, do đó khả năng sinh lời của TSLĐ giảm. Vì thế, cần chú ý vào việc giảm giá vốn hàng bán, và các chi phí khác để nâng cao lợi nhuận sau thuế.
2.3.2.2 Nguyên nhân 2.3.2.2.1 Chủ quan
+ Nguyên nhân của việc TSLĐ chưa được sử dụng một cách hiệu quả nằm ở hai lý do chính. Trước hết là ở khâu quản lý còn chưa hợp lý và lỏng lẻo. Và những hạn chế về năng lực dẫn đến việc quản lý cũng như sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp không khoa học, gây sự lãng phí, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng TSLĐ.
Thứ hai là ở khâu sử dụng TSLĐ. Do trình độ của một số trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm, cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Lực lượng công nhân làm trong phân xưởng có trình độ cũng như tay nghề thấp, trong khi đội ngũ làm việc ở các phòng ban đều có trình độ học vấn cao. Sự chênh lệch và phân bổ không đều dẫn đến việc sử dụng tài sản không đạt chất lượng cao.
+ Trong khoản mục tiền của doanh nghiệp không có chứng khoán thanh khoản cao, điều này có thể giải thích do nhân sự phòng tài chính của doanh nghiệp còn thiếu- không có đủ người đảm đương công việc, thêm nữa là do không có cán bộ chuyên môn để phụ trách mảng chứng khoán.
+ Khoản mục phải thu của doanh nghiệp gặp nhiều bất cập nhất. Lý do chính là ở sự quản lý của doanh nghiệp quá yếu kém. Doanh nghiệp đã không đưa ra các chỉ tiêu tín dụng để làm căn cứ khi cấp tín dụng cho khách hàng, do đó không kiểm soát được các khoản phải thu chặt chẽ. Khâu đòi nợ cũng có nhiều hạn chế nên phải thu khách hàng ngày càng tăng lên.
+ Hàng tồn kho của doanh nghiệp có vấn đề ở khâu quản lý. Việc dự đoán giá cả cũng như khối lượng nguyên vật liệu một cách chính xác sẽ giúp ích cho việc xác định đầu vào cho doanh nghiệp hợp lý.
+ Một nguyên nhân nữa là về khoa học – công nghệ. Mặc dù được trang bị các máy móc rất hiện đại, nhưng cũng có những cái đã bị lạc hậu, việc áp dụng thành tựu của khoa học- công nghệ vào sản xuất vẫn luôn được đề cao. Thêm vào đó, là hiểu biết của các công nhân viên về công nghệ vẫn chưa được quan tâm một cách thích đáng. Do đó hiệu quả sử dụng TSLĐ của doanh nghiệp chưa cao.
2.3.2.2.2 Khách quan
+ Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển, còn chứa đựng nhiều rủi
ro, hơn nữa, 2 năm qua thị trường đang giảm sút, vì thế thiếu hấp dẫn với doanh nghiệp. Do đó, chứng khoán thanh khoản cao chưa có trong danh mục của doanh nghiệp và việc gửi tiền vào các ngân hàng vẫn là lựa chọn tối ưu và an toàn.
+ Nền kinh tế từ cuối năm 2007- đầu 2008 bắt đầu rơi vào khủng hoảng, do đó việc tiêu thụ hàng hóa là rất khó khăn. Khách hàng của nhà máy bia Đông Nam Á cũng nằm trong số đó, họ lấy hàng từ nhà máy về nhưng bán hàng không được nhiều và nhanh như trước, do đó việc chậm trễ trả tiền cho nhà máy bia Đông Nam Á cũng là điều dễ hiểu.
+ Một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lợi nhuận của nhà máy bia Đông Nam Á giảm mặc dù doanh thu vẫn tăng, đó là do giá cả của nguyên vật liệu đầu vào tăng lên cao, đặc biệt là vào năm 2008. Nguyên vật liệu chính, điện, nước đều tăng giá, do đó chi phí tăng, giá vốn hàng bán tăng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nguyên vật liệu chính để sản xuất của nhà máy bia Đông Nam Á phần lớn được nhập khẩu, do đó việc sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn cung cấp nguyên liệu. Việc vận chuyển nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng lớn tới khâu sản xuất của nhà máy. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ biến động sẽ có tác động lớn tới việc nhập nguyên liệu về, nó tác động trực tiếp tới giá thành của sản phẩm, trong khi giá bán ra của sản phẩm luôn được ấn định không đổi trong một thời gian dài. Trong năm 2008, giá hầu hết các nguyên vật liệu đầu vào đều tăng từ 20- 70%, trong
đó một số nguyên vật liệu chính tăng đến trên 100%. Kết hợp với sự biến động của tỷ giá các ngoại tệ mạnh (USD, EUR…) đã tác động mạnh mẽ đến kết tỷ suất lợi nhuận của nhà máy. Vì thế để tránh sự tiếp tục tăng về giá của nguyên vật liệu, trong năm 2008, doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho tăng mạnh.
+ Thị trường bia trong nước cũng như nước ngoài đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt và gay gắt hơn. Thêm nữa, thời gian này khủng hoảng vẫn còn, việc tiêu thụ bia vì thế không thể tăng trưởng mạnh, doanh thu không tăng nhanh.
+ Việc phân phối sản phẩm của nhà máy hầu hết đều thông qua công ty IBD- khách hàng truyền thống và tiềm năng của nhà máy bia Đông Nam Á. Vì thế bất kể hoạt động nào của IBD cũng sẽ ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của nhà máy. Hơn nữa, sản phẩm bia, nước giải khát lại mang tính thời vụ. Các dịp Tết, hè là những thời điểm tốt cho sản phẩm, nhưng nếu thời tiết lạnh, mưa thì sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng sản phẩm bán ra của nhà máy.
+ Một khó khăn cho việc kinh doanh của công ty là sản phẩm chịu sự điều chỉnh của sắc thuế Tiêu thụ đặc biệt- có thuế suất cao nên kết quả kinh doanh nhiều khi chịu sự ảnh hưởng do các nhân tố khách quan là Nhà nước điều chỉnh thuế suất và cách tính thuế.
Và từ năm 2008, thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà máy tăng lên là 25%, thay cho mức thuế suất ưu đãi 16% như những năm trước. Do đó, doanh thu tăng, lợi nhuận sau thuế vẫn giảm, và khả năng sinh lời của TSLĐ vì thế mà giảm theo.
Chương III: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á