Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ, trước hết phải tăng cường công tác quản lý TSLĐ. Có quản lý tốt thì việc sử dụng mới có hiệu quả. Công việc quản lý bao giờ cũng quan trọng và quyết định tới hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý TSLĐ ở đây trước hết là ở khâu lên kế hoạch sử dụng TSLĐ cần thực hiện chính xác, tiết kiệm và liên tục. Việc xác định nhu cầu về TSLĐ phụ thuộc vào quy mô hoạt động từng giai đoạn của doanh nghiệp, sự biến động trên thị trường, trình độ tổ chức, quản lý TSLĐ.
* Đối với tiền, việc quản lý ở đây cần được chú trọng hơn, sao cho lượng tiền trong két là ít nhất mà vẫn đủ để thanh toán hàng ngày và đột suất, còn lại để tiền dưới dạng vật chất khác có khả năng sinh lời. Doanh nghiệp cũng nên có sự nghiên cứu thị trường chứng khoán, để nắm giữ một lượng chứng khoán thanh khoản cao, vừa có khả năng thanh toán nhanh lại đem lại hiệu suất sinh lời lớn.
* Khoản phải thu là cần quan tâm nhất trong số các khoản mục khác của TSLĐ. Doanh nghiệp cần có sự quản lý khoản phải thu một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa. Biện pháp cụ thể:
+ Nên đặt ra tiêu chuẩn tín dụng khắt khe hơn nữa để giảm lượng phải thu khách hàng,
+ Trước khi cấp tín dụng cho khách hàng, doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ về khả năng trả nợ của họ thông qua các chỉ tiêu: khả năng thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh, ..;
+ Đồng thời phải có chính sách thu hồi nợ siết chặt hơn nữa bằng cách lập sổ theo dõi các khoản nợ trong và ngoài công ty, thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ, phân loại nợ, tìm nguyên nhân các khoản nợ để tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn đến 159.152 triệu VNĐ (năm 2008) trong khi doanh thu thuần chỉ có 357.112 triệu VNĐ.
+ Tiếp tục trích lập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi, giá trị khoản trích lập tùy vào số vốn doanh nghiệp đang bị chiếm dụng và khả năng của doanh nghiệp.
+ Trong mỗi hợp đồng bán hàng, cần cụ thể, chi tiết về các điều khoản thanh toán tiền hàng để làm căn cứ đòi nợ, và xử lý nợ. Doanh nghiệp không nên vì mục tiêu
lợi nhuận để việc bán hàng tràn lan, ảnh hưởng tới chính dòng tiền của mình, nếu quá sa đà vào kích thích tiêu thụ, khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ giảm sút nghiêm trọng, có thể kéo theo đó là phá sản.
* Hàng tồn kho cũng cần nâng cao chất lượng quản lý để giúp cho lượng hàng tồn kho giảm đi. Muốn vậy thực hiện theo các giải pháp cụ thể:
+ Cần có chính sách bán hàng tốt hơn, giảm thành phẩm trong kho; đồng thời như đã nói, doanh nghiệp cần xác định kế hoạch sử dụng TSLĐ chuẩn xác nhất có thể để nguyên vật liệu mua về là vừa đủ cho sản xuất.
+ Định kì kiểm kê, đánh giá lại các khoản vốn vật tư hàng hóa để theo dõi TSLĐ được chính xác nhất.
+ Những hàng ứ đọng lâu ngày cần có biện pháp xử lý kịp thời như giảm giá, chiết khấu hàng bán, ….
+ Trích lập dự phòng hàng tồn kho để giảm thiểu rủi ro.