Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á (Trang 31)

Nhà máy bia Đông Nam Á có độingũ 350 cán bộ công nhân viên trong đó 125

người có trình độ đại học đã không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng phối hợp với ba chuyên gia nước ngoài về Tài chính, Kỹ thuật và Marketing thực hiện

tốt các kế hoạch, chủ trương, chiến lược phát triển của công ty. Ngay từ ngày đầu thành lập Liên doanh, Ban giám đốc đã hết sức coi trọng vấn đề đào tạo và coi đó là chìa khóa của sự thành công. Các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn được tổ chức hàng năm cả trong và ngoài nước luôn đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi về sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ trong thời kỳ mới. Giờ đây, cán bộ công nhân viên Việt Nam trong Liên doanh nhà máy bia Đông Nam Á đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ sản xuất bia tiên tiến.

Toàn bộ nhân sự của nhà máy được sắp xếp vào ba phòng ban, và nằm trong một cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động hiệu quả.

2.1.2.1 Lãnh đạo, quản lý

Hội đồng quản trị gồm có 1 Chủ tịch, 1 Phó chủ tịch và một số thành viên.

Ban giám đốc điều hành của Nhà máy gồm: 1 Tổng giám đốc, 1 Phó tổng giám đốc, 1 Giám đốc kỹ thuật, 1 Giám đốc Tài chính và 1 Giám đốc hành chính nhân sự.

Các chức vụ lãnh đạo chủ chốt bao gồm Chủ tịch, và Phó chủ tịch của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc thuộc Ban giám đốc điều hành theo chế độ nhiệm kỳ trên nguyên tắc vừa luân phiên vừa đan chéo từng cặp. Trong mỗi nhiệm kỳ, hai bên đối tác Nhà máy bia Việt Hà và Carlsberg Brewery, nếu bên này này có người giữ chức vụ Chủ tịch trong Hội đồng quản trị thì có người khác giữ chứ vụ Phó tổng giám đốc trong Ban giám đốc điều hành còn ngược lại bên kia có người giữ chức vụ Tổng giám đốc trong Ban giám đốc điều hành và có người khác giữ chức vụ Phó chủ tịch trong Hội đồng quản trị.

2.1.2.2 Các bộ phận, phòng ban

Nhà máy được tổ chức gồm có 3 bộ phận: Bộ phận hành chính nhân sự Bộ phận tài chính

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của nhà máy có thể được khái quát như sau: Hội đồng quản trị

(Board of Management)

Tổng giám đốc (General Director)

Phó Tổng giám đốc (Deputy General Director)

Công ty mẹ: Carlsberg AS

Nhà máy bia Việt Hà Công ty liên quan: Carlsberg Asia Pte.Ltd

IBD

Công ty bia Huế

Công ty liên kết: Công ty cổ phần bia và nước giải khát Việt Hà Hành chính nhân sự (Personnel & Administration Department) Tài chính (Finance Department) Kỹ thuật- Sản xuất (Technical & Production Department)

2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

2.1.2.3.1 Chức năng nhiệm vụ của phòng hành chính nhân sự

+ Phòng Hành chính –Tổng hợp là đơn vị tham mưu cho Ban giám đốc về chiến lược, quy hoạch tổng thể và kế hoạch của nhà máy. Theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch chiến lược, kế hoạch của các đơn vị. Thực hiện nhiệm vụ

thống kê và tổng hợp; quản lý chất lượng; truyền thông và văn thư, lưu trữ.

+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhận sự đảm bảo chất lượng theo yêu cầu, chiến lược của công ty.

+ Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào tạo và tái đào tạo.

+ Tổ chức việc quản lý nhân sự toàn công ty.

+ Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích – kích thức người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.

+ Chấp hành và tổ chức thực hiện các chủ trương, qui định, chỉ thị của Ban Giám đốc .

+ Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyệt các qui định áp dụng trong Công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty - các bộ phận và tổ chức thực hiện.

+ Phục vụ các công tác hành chính để Ban Giám Đốc thuận tiện trong chỉ đạo – điều hành, phục vụ hành chính để các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.

+ Quản lý việc sử dụng và bảo vệ các loại tài sản của Công ty, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.

+ Tham mưu đề xuất cho Ban Giám Đốc để xử lý các vấn đề thuộc lãnh vực Tổ chức-Hành chính-Nhân sự.

+ Hỗ trợ Bộ phận khác trong việc quản lý nhân sự và là cầu nối giữa Ban Giám Đốc và Người lao động trong Công ty.

Phòng Tài chính có chức năng quản lý nguồn vốn của công ty; quản lý và cân đối nguồn hàng, quản lý hệ thống lương toàn công ty, quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu kế toán.

+ Tham mưu cho lãnh đạo công ty trong lĩnh vực quản lý các hoạt động tài chính - kế toán, trong đánh giá sử dụng tài sản, tiền vốn theo đúng chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

+ Xây dựng kế hoạch tài chính của toàn công ty. Tổ chức theo dõi và đôn đốc các bộ phận thực hiện kế hoạch tài chính được giao.

+ Tổ chức quản lý kế toán (bao gồm đề xuất tổ chức bộ máy kế toán và hướng dẫn hạch toán kế toán). Kiểm tra việc hạch toán kế toán đúng theo chế độ kế toán Nhà nước ban hành đối với kế toán của công ty.

+ Định kỳ tập hợp phản ánh cung cấp các thông tin cho cho lãnh đạo công ty về tình hình biến động của các nguồn vốn, vốn, hiệu quả sử dụng tài sản vật tư, tiền vốn của công ty.

+ Tham mưu đề xuất việc khai thác, huy động các nguồn vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh đúng theo các quy định của Nhà nước.

+ Kiểm tra hoạt động kế toán tài chính của công ty (tự kiểm tra hoặc phối hợp tham gia với các cơ quan hữu quan kiểm tra).

+ Tổ chức hạch toán kế toán trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Tiếp nhận và phân phối các nguồn tài chính (trợ cước, trợ giá, hỗ trợ lãi suất dự trữ lưu thông, cấp bổ sung vốn lưu động hoặc các nguồn hỗ trợ khác của Nhà nước...), đồng thời thanh toán, quyết toán với Nhà nước, các cấp, các ngành về sử dụng các nguồn hỗ trợ trên.

+ Phối hợp các phòng ban chức năng trong công ty nhằm phục vụ tốt công tác sản xuất kinh doanh của Văn phòng cũng như công tác chỉ đạo quản lý của lãnh đạo công ty với các bộ phận.

Phòng kỹ thuật- sản xuất có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc về công nghệ, dây chuyền sản xuất bia, nước giải khát và trực tiếp tiến hành sản xuất bia, nước giải khát. Nhiệm vụ của phòng bao gồm:

+ Nghiên cứu ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ ngành bia, nước giải khát. Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ và các dự án nghiên cứu triển khai thử nghiệm về lĩnh vực sản xuất, chế biến bia và nước giải khát.

+ Giúp Tổng Giám đốc quản lý các dự án, đề tài về Khoa học kỹ thuật, công nghệ trong toàn công ty.

+ Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng các loại bia và nước giải khát; Xây dựng các quy trình sản xuất, chế biến bia và nước giải khát, và các quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; Quy định về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đối với máy móc thiết bị và người lao động; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thành viên trong sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm đúng quy định, quy trình đề ra.

+ Nghiên cứu tạo mẫu dáng thương hiệu, bao bì, nhãn mác sản phẩm theo yêu cầu của thị trường; Làm các thủ tục đăng ký bản quyền thương hiệu, kiểu dáng bao bì với các cơ quan hữu trách của Nhà nước.

+ Quản lý và cung ứng vật tư kỹ thuật phục vụ sản xuất cho các đơn vị theo kế hoạch sản xuất của công ty.

+ Tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, khả thi, thiết kế kỹ thuật, công nghệ các công trình về sản xuất, chế biến bia và nước giải khát.

+ Thông tin các tiến bộ Khoa học Kỹ thuật về lĩnh vực sản xuất, chế biến bia và nước giải khát.

+ Hướng dẫn, đào tạo nâng cao nâng bậc cho các kỹ sư cũng như các công nhân trong nhà máy.

+ Tiến hành sản xuất bia, nước giải khát theo đúng tiêu chuẩn chất lượng và số lượng yêu cầu.

2.1.3 Khái quát về hoạt động kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á

Quy trình công nghệ sản phẩm bao gồm các khâu chính như: + Giai đoạn nấu

+ Giai đoạn lên men:

+ Giai đoạn đóng gói:

2.1.3.2 Trình độ trang thiết bị, công nghệ

Nhà máy bia Đông Nam Á được trang bị máy móc công nghệ hiện đại nhất và bán tự động. Các thiết bị đều được nhập khẩu từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Việc đầu tư đưa vào sử dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới nhất nhằm đảm bảo các sản phẩm bia của Liên doanh được thực hiện trong một chu trình công nghệ sản phẩm khép kín hiện đại, tiên tiến và chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

2.1.3.3 Yếu tố đầu vào

Nguyên vật liệu chính và các nguyên vật liệu phụ trợ đều được nhập khẩu từ nước ngoài với định mức tiêu chuẩn đã qua đăng ký kiểm định của Nhà nước Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn của công ty mẹ là Carlsberg Đan Mạch. Việc chỉ sử dụng các nguyên liệu và men đặc chủng được lựa chọn từ Trung tâm nghiên cứu của Carlsberg Đan Mạch nhằm đảm bảo sản phẩm chất lượng cao, hương vị đặc biệt, được bán rộng rãi trên 150 quốc gia và được toàn thế giới công nhận trong suốt 150 năm

qua. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm sản xuất bia tiên tiến của Carlsberg với công nghệ độc đáo của Halida đã tạo ra các sản phẩm rất được ưa chuộng vì hợp khẩu vị và thức ăn Việt Nam.

2.1.3.4 Thị trường và yếu tố đầu ra

Với sản phẩm chính là: bia tươi, bia đóng lon, đóng chai mang nhãn hiệu Halida và Carlsberg thị trường tiêu thụ sản phẩm của nhà máy bia Đông Nam Á rất rộng rãi gồm cả trong nước và xuất khẩu.

Khách hàng chủ yếu của công ty là công ty IBD- đây là khách hàng truyền thống và cũng là khách hàng tiềm năng của công ty.

Trong xu hướng khủng hoảng kinh tế, kết hợp với việc ra đời của nhiều nhãn hiệu bia mới, áp lực cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Để giữ vững thị phần, Công ty đã phải có nhiều chính sách phù hợp trong việc xúc tiến thương mại, khuyến mại và nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm làm đa dạng hóa phương thức bán hàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và lợi nhuận theo kế hoạch đặt ra.

2.1.3.5 Kết quả kinh doanh 3 năm gần đây

Tổng quan về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2006- 2008

Hoạt động được 16 năm, nhà máy bia Đông Nam Á đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong sản xuất kinh doanh. Trong khuôn khổ cho phép, xin được đi sâu nghiên cứu 3 năm hoạt động gần đây nhất của doanh nghiệp.

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của nhà máy bia Đông Nam Á 2006- 2008

Đơn vị: triệu VNĐ STT Các chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007 so 2006 (%) 2008 so 2007 (%) 1 Tổng DT 451.735 512.766 530.870 13,51 3,53

2 Trừ chiết khấu bán và thuế TTĐB 139.202 159.305 173.758 14,44 9,07 3 DT thuần 312.533 353.461 357.112 13,10 1,03 4 Giá vốn hàng bán 203.702 261.870 300.666 28,56 14,81 5 Lợi nhuận gộp 108.831 91.591 56.446 -15,84 -38,37 6 DT từ hoạt động tài chính 9.997 8.414 6.627 -15,83 -21,24 7 CP từ hoạt động tài chính 778 834 1.244 7,20 49,16 8 CP bán hàng 21.487 16.045 13.296 -25,33 -17,13 9 CP quản lý doanh nghiệp 20.036 21.499 20.381 7,30 -5,20

10 Lợi nhuận từ hoạt

động kinh doanh 76.527 61.627 28.152 -19,47 -54,32 11 Thu nhập khác 15.053 2.049 7.763 -86,39 278,87 12 CP khác 2.904 720 1.409 -75,21 95,69 13 LNTT 88.676 62.956 34.506 -29,00 -45,19 14 Thuế TNDN 14.188 10.073 8.627 -29,00 -14,36 15 LNST 74.488 52.883 25.880 -29,00 -51,06

( Nguồn: Báo cáo tài chính các năm 2006- 2008 của nhà máy bia Đông Nam Á)

Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung là tốt, nhưng đang có xu hướng kém dần.

Do sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp là bia nên chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt cao, ảnh hưởng lớn tới kết quả kinh doanh. Doanh thu càng tăng thì thuế tiêu thụ phải nộp cũng tăng theo.

Tổng doanh thu các năm tăng theo chiều hướng khả quan. Năm 2007 tổng doanh thu tăng 13,5% so năm 2006. Nhưng năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ nổ ra và lan rộng trên phạm vi toàn cầu đã trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bằng chứng là doanh thu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn nhiều so với các năm trước, và năm 2008 doanh thu chỉ tăng 3,5% so năm 2007.

Đồ thị 2.1: Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận sau thuế 0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 400000 2006 2007 2008 Năm T ri u V N Đ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Lợi nhuận sau thuế

Nhìn vào đồ thị biểu diễn Doanh thu thuần, Giá vốn hàng bán, Lợi nhuận gộp, Lợi nhuận sau thuế, ta thấy Doanh thu thuần và Giá vốn hàng bán tăng trưởng đều các năm, đặc biệt là Giá vốn hàng bán có tốc độ tăng nhanh nhất. Tuy nhiên, Lợi nhuận gộp và Lợi nhuận sau thuế lại theo chiều giảm dần, khoảng cách giữa Doanh thu và Lợi nhuận sau thuế đang ngày càng lớn dần. Điều đó cho thấy chi phí đầu vào tăng nhanh gây ra sự giảm sút trong lợi nhuận. Biểu hiện chính là ở giá hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt, trong khi giá sản phẩm đầu ra là các loại bia lon, bia chai mang nhãn hiệu Halida và Carlsberg thì lại không đổi. Ngay trong năm 2008, giá vốn hàng bán đã tăng lên 14,81% so với năm 2007 trong khi doanh thu thuần tăng 13,1%. Chính vì giá nguồn nguyên vật liệu tăng đột biến nên lợi nhuận gộp cũng giảm lớn: năm 2008 giảm hơn 38,37% so với năm 2007, và năm 2007 giá vốn hàng bán tăng 28,56% so với năm 2006.

Về các hoạt động tài chính: Năm 2006 doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. Năm 2007 thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào suy giảm, diễn biến lãi suất trên thị trường cũng thay đổi, nên doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp giảm 15,83% so với năm 2006. Đặc biệt, năm 2008, lãi suất, ngân hàng và thị trường chứng khoán rơi vào khủng hoảng trầm trọng, doanh thu từ cả hai thị trường này giảm mạnh, chỉ còn bằng 78,8% so với năm 2007. Trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính giảm qua các năm thì chi phí cho hoạt động này lại tăng dần. Năm 2008 chi phí cho hoạt động tài chính tăng gần 50% so với năm 2007. Điều này lý giải vì sao lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm, khiến cho lợi nhuận sau thuế các năm gần đây cũng giảm đi rõ rệt.

Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: nhìn chung hoạt động bán hàng và quản lý của nhà máy bia Đông Nam Á không có nhiều biến động, cũng không có phát sinh chi phí đột biến trong các năm. Năm 2007 chi phí bán hàng giảm 25,37% so với năm 2006, năm 2008 chi phí bán hàng giảm 17,13% so năm 2007. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2008 cũng giảm so với năm 2007. Trong khi lợi

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ tại nhà máy bia Đông Nam Á (Trang 31)