Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo va PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 68 - 69)

Ngân hàng nhà nước được coi là “mẹ” của các ngân hàng thương mại, do đó mọi chính sách của ngân hàng nhà nước đều tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Để các giải pháp nêu trên được thực thi, cần phải có sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nhà nước.

Thứ nhất, ngân hàng nhà nước cần có chính sách tiền tệ ổn định, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển. Thật vậy, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động của ngân hàng thương mại. Chẳng hạn như trong thời điểm hiện nay, khi mà lạm phát trong nền kinh tế rất cao, ngân hàng nhà nước duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt như tăng lãi suất chiết khấu để hạn chế lạm phát. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Bách Khoa nói riêng. Chính sách này của ngân hàng nhà nước làm tăng lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại để thu hút người dân gửi

tiền thay vì đầu tư. Hệ quả là lãi suất cho vay cũng tăng lên tương ứng. Tóm lại, việc duy trì chính sách tiền tệ ổn định của ngân hàng nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Thứ hai, ngân hàng nhà nước cần xây dựng, hoàn thiện và cụ thể hoá các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo va PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)