Khái quát về tình hình hoạt động NHNo Chi nhánh Bách Khoa

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo va PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 33 - 39)

2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại – đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Hoạt động huy động vốn được thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau. Trong đó, tiền gửi là nguồn tiền quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền của ngân hàng. Huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Bách Khoa trong giai đoạn 2005-2007 được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn NHNo Chi nhánh Bách Khoa giai đoạn 2005-2007

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1. Tiền gửi của khách hàng: 163,19 94,9% 308,866 80,4% 505,797 99,6%

-Tiền gửi không kỳ hạn 57,765 35,4% 127,805 41,38% 194,896 38,5% -Tiền gửi có kỳ hạn 105,425 64,6% 181,061 58,62% 310,901 61,5% 2. Giấy tờ có giá 8,735 5,1% 30,083 19,6% 2,116 0,4% Tổng 171,925 338,949 508,01

(Nguồn: Cân đối tài khoản tổng hợp của NHNo Chi nhánh Bách Khoa giai đoạn 2005-2007)

Nguồn vốn mà NHNo Chi nhánh Bách Khoa huy động được từ nguồn tiền gửi và giấy tờ có giá tại thời điểm 31/12/2007 là 508,01 tỷ đồng, đạt 101,6% so với kế hoạch (500 tỷ đồng), tăng thêm 336 tỷ so với cùng kỳ năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 295,5%. Đây là một con số đáng chú ý của NHNo Chi nhánh Bách Khoa trong giao đoạn này. Trong đó, nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân và doanh nghiệp trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn so với tiền gửi không kỳ hạn. Phát hành giấy tờ có giá chiếm tỷ trọng rất nhỏ, cho thấy chi phí huy động vốn bình quân của ngân hàng không cao, do nguồn vốn vay rất ít.

Nếu phân loại theo thời gian huy động, nguồn vốn năm 2007 bao gồm:

- Tiền gửi không kỳ hạn và dưới 12 tháng là 160 tỷ, giảm 1 tỷ và tương đương với 99% so với 2006

- Tiền gửi > 12 tháng đến < 24 tháng là 55 tỷ và tương đương với 102% so với 2006 - Tiền gửi > 24 tháng là 294 tỷ, tăng 169 tỷ so với năm 2006

Nếu phân loại theo tính chất, nguồn vốn bao gồm:

- Tiền gửi dân cư : 214 tỷ chiếm 42 % tổng nguồn, tương đối đủ để đảm bảo nguồn vốn ổn định trong thanh toán, trong đó ngoại tệ quy đổi là 72 tỷ.

- Tiền gửi tổ chức kinh tế xã hội: 294 tỷ chiếm 58% tổng nguồn, trong đó nguồn ngoại tệ quy đổi là 6 tỷ.

Nếu phân loại theo loại tiền tệ:

Tổng nguồn vốn nội tệ là 430 tỷ chiếm 84,6%, nguồn ngoại tệ là 78 tỷ chiếm 15,4%.

Tiền gửi thanh toán

Ngân hàng cung cấp dịch vụ tiền gửi thanh toán với việc mở tài khoản miễn phí, thủ tục mở tài khoản và giao dịch đơn giản, lãi suất linh hoạt, hấp dẫn, an toàn, tuyệt đối, bảo mật. Chủ sở hữu tiền gửi có kỳ hạn được phép chuyển nhượng, thanh toán trước hạn, thanh toán từng phần. Khách hàng có thể sử dụng tài khoản tiền gửi này để cầm cố, bảo lãnh vay vốn ngân hàng. Bên cạnh đó, khách hàng có thể thanh toán đến tất cả các tỉnh, thành phố qua các kênh thanh toán hiện đại, với mạng lưới chi nhánh trên toàn quốc. Khách hàng còn có thể chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang tài khoản tiết kiệm và ngược lại.

Tổng số dư nguồn tiền gửi thanh toán tại thời điểm 31/12/2005 của NHNo Chi nhánh Bách Khoa là 81,57 tỷ đồng, con số này tại cùng thời điểm năm 2006 là 166,3 tỷ, tăng 204%.

Tiền gửi tiết kiệm

Ngân hàng cung ứng các hình thức tiền gửi tiết kiệm phong phú về loại hình, linh hoạt về kỳ hạn với thủ tục đơn giản, thuận tiện, lãi suất hấp dẫn và bảo mật. Tiền gửi của khách hàng luôn được bảo hiểm. Khách hàng có thể sử dụng sổ tiết kiệm để xác nhận số dư nhằm mục đích chứng minh khả năng tài chính khi đi du lịch, du học,… ở nước ngoài hoặc có thể chiết khấu hoặc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn. Các loại hình tiền gửi hiện NHNo Bách Khoa đang cung cấp:

- Tiền gửi tiết kiệm thông thường - Tiền gửi tiết kiệm bậc thang - Tiền gửi tiết kiệm gửi góp - Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng

- Tiền gửi tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật.  Tiền gửi tiết kiệm thông thường

Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là loại tiền gửi tiết kiệm không có thời hạn xác định, thời gian gửi và rút tiền tùy theo yêu cầu của khách hàng. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn gồm có trả lãi cuối kì, trả lãi trước, và trả lại hàng tháng.

Số dư tiền gửi tiết kiệm thông thường ở NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2007 là 318,3 triệu đồng – một con số rất nhỏ so với tổng tiền gửi tiết kiệm bởi lẽ loại hình dịch vụ này có lãi suất thấp hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Tiết kiệm bậc thang

Đây là loại tiền gửi tiết kiệm mà khách hàng gửi tiền một lần vào một sổ tiết kiệm nhưng có thể được rút tiền gốc (một phần hoặc toàn bộ) nhiều lần. Khi rút tiền gốc (một phần hay toàn bộ) ngân hàng sẽ tính trả tiền lãi tương ứng với số tiền gốc đó cho khách hàng theo bậc lãi suất quy định như sau:

Bậc 1: Từ khi gửi đến dưới 3 tháng, hưởng lãi suất không kỳ hạn. Bậc 2: Từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 3 tháng. Bậc 3: Từ 6 tháng đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 6 tháng. Bậc 4: Từ 9 tháng đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 9 tháng. Bậc 5: Từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất có kỳ hạn 12 tháng.

Bậc 6: Từ 24 tháng trở lên, hưởng lãi suất bằng 110% lãi suất TGTK có kỳ hạn 2 tháng.

Ngân hàng chỉ tính và trả lãi khi khách hàng rút tiền gốc, không chấp nhận việc khách hàng lĩnh tiền lãi mà không rút gốc.

Loại tiết kiệm này chiếm một tỉ lệ rất lớn trong tổng nguồn tiến gửi tiết kiệm và tăng dần theo các năm. Năm 2007, tổng số tiết kiệm bậc thang là 89,8 tỷ đồng, tăng 66,5 tỷ so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 385,4%.

2.1.2.2. Hoạt động cho vay

Thực trạng hoạt động cho vay của NHNo Chi nhánh Bách Khoa được thể hiện trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình cho vay tại NHNo Chi nhánh Bách Khoa giai đoạn 2005-2007

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Tổng dư nợ 86,8 127,7 261,2

1. Phân theo thời gian

Ngắn hạn 71,1 105,6 228,3

Trung hạn 15,7 22,1 32,9

2. Phân theo loại hình kinh tế

Doanh nghiệp nhà nước 23,8 44,1 89,5

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 53,4 66,8 145

Hộ gia đình, cá thể 9,6 16,8 26,7

3. Phân theo loại tiền tệ

Ngoại tệ 15,9 22,8 38,2

Nội tệ 70,8 104,9 223

(Nguồn: Báo cáo về hoạt động tín dụng

của NHNo Chi nhánh Bách Khoa giai đoạn 2005-2007 )

Nhìn vào bảng 2.2, có thể thấy, tổng dư nợ của NHNo Chi nhánh Bách Khoa tại thời điểm 31/12/2007 là 261,2 tỷ, đạt 117% kế hoạch năm (223 tỷ), tăng thêm 133,5 tỷ so với năm 2006, tốc độ tăng trưởng là 105%, tăng 300% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng này là khá cao và cần tiếp tục phát huy trong những năm tới. Hoạt động cho vay của NHNo Chi nhánh Bách Khoa chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn chiếm 87,4% tổng dư nợ, trong khi đó dư nợ trung hạn chỉ chiếm 12,6% tổng dư nợ.Việc đầu tư cho vay trung hạn chủ yếu cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để trang bị máy móc thiết bị thi công phục vụ cho hoạt động kinh doanh, các hộ gia đình mua sắm phương tiện vận tải.

Phân loại theo loại tiền tệ, dư nợ nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 dư nợ nội tệ chiếm 85,3% tổng dư nợ, trong khi đó, dư nợ ngoại tệ chỉ chiếm 12,6% tổng dư nợ. Việc cho vay ngoại tệ Chi nhánh chỉ tập trung cho doanh nghiệp có hàng xuất khẩu và bán ngoại tệ cho chi nhánh.

Phân loại theo loại hình kinh tế, cho vay doanh nghiệp ngoài quốc trong giai đoạn 2005-2007 chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay doanh nghiệp nhà nước và cho vay hộ sản xuất, cá nhân. Năm 2007, NHNo Bách Khoa đã cho vay 3 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 34% tổng dư nợ, 57 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chiếm 55,5% tổng dư nợ, còn lại là cho vay hộ sản xuất và cá nhân, chiếm 10,5% tổng dư nợ. Trong đó, cho vay hộ sản xuất là 24 tỷ, cho vay cầm cố là 0,9 tỷ đồng và cho vay tiêu dùng là 1,8 tỷ đồng. Nhìn vào kết quả này, có thể thấy cho vay tiêu dùng mặc dù đã tăng khoảng 3 lần so với năm 2006 (0,65 tỷ) nhưng vẫn đang là một mảng quá nhỏ trong hoạt động cho vay, chiếm 0,69% tổng dư nợ năm 2007.

Về cơ chế đảm bảo tiền vay, 2/3 tổng dư nợ (173 tỷ tương đương 66,3% tổng dư nợ) năm 2007 của chi nhánh có tài sản đảm bảo. Trong đó, dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và dư nợ cho vay hộ sản xuất được đảm bảo 100% bằng tài sản. Phần dư nợ không có tài sản đảm bảo là 88 tỷ của hai doanh nghiệp Nhà nước là Tổng công ty Chè: 38 tỷ, Công ty SONA: 48,2 tỷ và các hộ cho vay tiêu dùng là 1,8 tỷ đồng.

Nợ xấu cuả Chi nhánh tại thời điểm 31/12/2007 là 6,683 tỷ đồng chiếm 2,5%/

tổng dư nợ. Trong đó có 6,53 tỷ, chiếm 2,49% tổng dư nợ là của 3 doanh nghiệp ngoài quốc doanh (Công ty TNHH Đầu tư TM Khánh An: 216 triệu đồng, Công ty CP Phú Quyền Thế : 2,5 tỷ và Công ty CP TM Hợp Hoà Phát : 3,814 tỷ), số còn lại 153 triệu là của hộ Lê Minh Nguyệt, chiếm 0,06% tổng dư nợ.

2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế:

Trong quá trình mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa các tổ chức, các cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau, thanh toán quốc tế đóng vai trò rất quan trọng. Thanh toán quốc tế là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế, không có hoạt động thanh toán quốc tế thì hoạt động kinh tế đối ngoại khó tồn tại và phát triển được. Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế NHNo Chi nhánh Bách Khoa đang cung cấp cho khách hàng bao gồm:

 Nhận chuyển tiền đến

 Thư tín dụng chứng từ Nhập khẩu

 Thư tín dụng chứng từ Xuất khẩu

 Nhờ thu hàng Nhập khẩu

 Nhờ thu hàng Xuất khẩu

 Thanh toán biên mậu

Tổng phí thanh toán quốc tế cả năm 2007 của chi nhánh là 11.936,72 USD, tăng 203% so với năm 2006. Tình hình thanh toán quốc tế năm 2006 và 2007 của NHNo chi nhánh Bách Khoa được thể hiện cụ thể trong bảng số liệu sau:

Bảng 2.3. Tình hình thanh toán quốc tế của NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007

Doanh số mua vào 13.307.811,22 9.702.259,33

Doanh số bán ra 14.094.345,11 11.286.836,73

Doanh số chuyển tiền 320.738,75 320.738,75

Doanh số mở L/C 5.951.385,87 5.951.385,87

Thanh toán nhờ thu 39.040 132.431,5

Thanh toán Western Union 80.101,3 76.093,42

Tổng phí thanh toán quốc tế 5.875,87 11.936,72

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo Chi nhánh Bách Khoa năm 2006 và 2007)

Trong quá trình thực hiện thanh toán, các món thanh toán L/C, chuyển tiền ... đều đảm bảo an toàn chính xác kịp thời.

Một phần của tài liệu Mở rộng cho vay tiêu dùng của NHNo va PTNT Chi nhánh Bách Khoa (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)